Chất chống ôxy hóa
Chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để chống lại những tác động lão hóa của các gốc tự do - tồn tại ở mọi thứ từ thực phẩm tới không khí. Chúng cũng được cơ thể sản sinh khi chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và ở trong da, mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Các chất chống ôxy hóa như vitamin C và E, beta carotene, selen và kẽm có thể giúp chống lại tổn thương do gốc tự do. Vitamin C được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau củ, trong khi các loại hạt, khoai lang, bơ đậu phộng và ngũ cốc rất giàu vitamin E - liên quan đến giảm nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể cũng như AMD (thoái hóa hoàng điểm do tuổi già).
Trái cây và rau củ màu vàng, cam và đỏ như cà rốt, đu đủ và xoài rất giàu beta-carotene, nhưng nó cũng có trong gan, trứng, sữa. Cơ thể chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp mắt điều chỉnh với những thay đổi của ánh sáng, giữ cho mắt ẩm, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và AMD.
Trái cây và rau củ màu xanh đậm, nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống ôxy hóa tự nhiên nhất. Ngoài ra, các flavonoid có trong rượu vang đỏ, sô-cô-la đen và quả mọng sẫm màu có tác dụng bảo vệ các mao mạch mắt cũng như các mạch máu trong cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt
Những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, mà cũng giúp ngăn ngừa AMD khi bạn già đi. Kết quả một nghiên cứu theo dõi chỉ số đường huyết trong chế độ ăn uống (dGI) của gần 4.000 bệnh nhân trong hơn 6 năm cho thấy, các loại đường tinh luyện và bột trong phần lớn thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc AMD.
Ngoài làm tăng nguy cơ thoái hóa thị lực, carbohydrate tinh chế được hấp thu với tốc độ nhanh hơn, vì vậy bạn phải hấp thu nhiều calo hơn để cảm thấy no. Chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao sẽ làm chậm hấp thu tinh bột và đường, lần lượt làm chậm tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp dGI thấp hơn so với các loại bột và đường màu trắng tinh chế. Theo các chuyên gia, người cao tuổi cần phải giảm hấp thu carbohydrate tinh chế và chuyển sang chế độ ăn uống nhiều chất xơ.
Omega-3
Các axit béo omega-3 thiết yếu có trong một số phân tử mỡ và chúng rất quan trọng cho đôi mắt khỏe mạnh, trong số nhiều lợi ích về sức khỏe khác. Hai trong số này là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) - có thể là công cụ bảo vệ mắt chống lại AMD, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
EPA giúp cơ thể sản sinh DHA, được tìm thấy với nồng độ cao ở võng mạc và lớp mạch máu bên dưới võng mạc. Nồng độ thấp các axit béo omega-3 này có thể gây hội chứng khô mắt, AMD, bệnh võng mạc do tiểu đường và bệnh võng mạc do sinh non. Những axit này cũng rất quan trọng cho sự phát triển thị lực thích hợp và chức năng mắt ở trẻ sơ sinh.
Axit béo omega-3 chủ yếu có trong hải sản, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, các loại cá béo khác. Chúng cũng có trong các loại hạt, dầu thực vật, rau lá xanh đậm, cũng như chế phẩm bổ sung vitamin. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chế phẩm bổ sung vitamin omega-3 không có tác dụng như ăn cá béo.
Lutein và zeaxanthin
Các carotenoid này là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong mắt và kể cả carotenoid trong chế độ ăn uống đều có thể giúp giảm ôxy hóa trong tế bào mắt, ngăn ngừa thoái hóa võng mạc và thủy tinh thể. Lần lượt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt như đục thủy tinh thể và AMD.
Tuy nhiên, cơ thể không thể sản sinh đủ các dưỡng chất quan trọng này để mang lại lợi ích. Tăng hấp thu các dưỡng chất qua chế độ ăn uống hoặc dùng chế phẩm bổ sung có thể có lợi. Các loại rau lá sẫm màu như rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn rất giàu lutein và zeaxanthin. Chúng cũng có trong trái cây như kiwi, dưa hấu và xoài, cũng như trong trứng, ngô vàng và cà rốt.
Chế phẩm hỗ trợ thị lực
Chế phẩm bổ sung cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khi bạn không hấp thu đủ chúng qua chế độ ăn uống hoặc khi bạn đã có bệnh về mắt. Một số chế phẩm bổ sung khác được thiết kế giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất mà nó không thể tổng hợp được. Thí dụ, selen giúp cơ thể hấp thu vitamin E, trong khi kẽm giúp hấp thu vitamin A. Vitamin B cũng là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và vitamin B12 có thể giúp điều trị giảm thị lực ở bệnh nhân tăng nhãn áp. Dùng chế phẩm bổ sung axit folic và vitamin B6 giúp giảm nguy cơ phát triển AMD khi bạn già đi.
Ngoài việc ăn các loại thực phẩm đúng cách, bạn cũng nên khám mắt thường xuyên. Phương pháp điều trị hiện đại như phẫu thuật mắt bằng laser có thể chỉnh sửa các bệnh mà trước đây được coi là không thể chữa trị. Nếu được phát hiện sớm, các thủ thuật Lasik có thể đảo ngược tổn thương thị lực và phục hồi thị lực.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.