Tác dụng của lá ngải cứu
Ngải cứu vị đắng, cay ấm, được dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu…
Lá ngải cứu tươi
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.
Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi. Ở những vùng nông thôn, người dân có thể trồng ngải cứu quanh nhà để làm thuốc.
Các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương
Phương pháp:
+ Lấy 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch với nước muối pha loãng và giã nát.
+ Vắt lấy nước, bỏ bã, thêm 2 muỗng mật ong hoặc mật ong nghệ vào nước cốt.
+ Chia ngải cứu làm 2 lần uống vào buổi trưa và buổi chiều.
+ Sử dụng liên tục 1- 2 tuần sẽ thấy các cơn đau xuất hiện thưa dần.
Chữa đau nhức cột sống lưng
Phương pháp:
+ Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát.
+ Trộn lá và nước ngải cứu với một ít giấm đã được đun nóng.
+ Bọc hỗn hợp này vào trong 1 cái khăn mỏng rồi xoa dọc theo xương sống (15 phút).
+ Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Các bài thuốc đơn giản từ muối và ngải cứu
+ Duy trì trong 15 ngày. Khi khỏi bệnh thì không cần thực hiện tiếp.
Lưu ý: cần đun nóng lại thuốc mỗi khi nguội rồi thực hiện tiếp vì thuốc nóng mới có tác dụng.
Chữa đau thắt lưng
Phương pháp:
+ Rang ngải cứu với muối cho nóng.
+ Bi hỗn muối, ngải cứu vào 1 khăn.
+ Đắp khăn lên lưng vào buổi tối trước khi đi ngủ (lót 1 tấm khăn mỏng tiếp xúc vào da, trước khi đắp khăn có ngải cứu để tránh bị bỏng).
+ Chú ý khi thuốc nguội cần đem rang nóng rồi lại thực hiện tiếp.
Chữa đau lưng cho bà bầu
Phương pháp:
+ Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên.
+ Bọc hỗn hợp trên trong một lớp khăn mỏng rồi chườm vào phần bị đau nhiều lần.
+ Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Duy trì liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Ngoài những tác dụng trên, ngải cứu còn dùng để tắm trắng, trị mụn, giảm mỡ…
Lời kết
Đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp...là căn bệnh đặc trưng của người Việt Nam. Các cơn đau thường bùng phát khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp dưới 100 C …gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Để giảm đau, một trong những giải pháp hiệu quả,không cần dùng thuốc là dùng lá ngải cứu rang với muối hột rồi dùng để chườm vào chỗ đau hoặc kết hợp ngải cứu với dấm trắng, mật ong, nghệ tươi…Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng thời gian cần thiết khi điều trị, không thực hiện quá ngắn hoặc dài ngày vừa không đảm bảo tác dụng lại gây hại đến sức khỏe.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.