Đường huyết tăng trong thai kỳ có liên quan tới dị tật tim bẩm sinh ở trẻ?
TS. James Priest, tác giả nghiên cứu, học giả sau tiến sĩ tại Khoa tim mạch nhi của trường Đại học Standford, California (Mỹ)cho biết “ Tiểu đường là hậu quả của những bất thường trong rối loạn chuyển hóa. Chúng ta đã biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao sinh con mắc các bệnh về tim. Sau nghiên cứu này, ta biết thêm rằng phụ nữ có lượng đường huyết trong thai kỳ cao, dù chưa tới mức bị tiểu đường, cũng gặp phải nguy cơ này”.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 277 phụ nữ ở Mỹ trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bao gồm một nhóm 180 phụ nữ có con không mắc dị tật tim bẩm sinh, và nhóm còn lai có con mắc 1 hoặc 2 dị tật ở tim nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, 55 trẻ em được sinh ra với những bất thường về cấu trúc tim mạch và mạch máu nối từ tim tới phổi, được gọi là tứ chứng Fallot. Đây là một trong những dị tật tim bẩm sinh gây ra “hội chứng trẻ xanh”, tức là trẻ luôn nhợt nhạt, xanh tím do nhận được quá ít oxy.
42 trẻ khác sinh ra với bệnh động mạch chủ bị hoán vị, tức là hai động mạch chủ đi từ tim bị thay đổi vị trí, khiến máu từ phổi không thể lưu thông vào cơ thể, các nhà nghiên cứu giải thích.
Các phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy lượng đường huyết cao trong thai kỳ (ngay cả dưới mức bị tiểu đường) có liên quan tới nguy cơ mắc tứ chứng Fallot, nhưng không liên quan tới hoán vị động mạch chủ.
Ngoài ra, mối liên hệ giữa lượng insulin – hormone điều chỉnh đường huyết, và các loại dị tật bẩm sinh khác không được tìm thấy.
Priest rất hào hứng với nghiên cứu mới này, vì trước nghiên cứu, gần như nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh ở trẻ vẫn chưa được tìm ra.
Hàng loạt các loại dị tật bẩm sinh về cấu trúc khác, ngoài dị tật tim bẩm sinh, đều có liên quan tới tiểu đường.
Kết quả là một bước tiến mới cho những nghiên cứu sau này, nó sẽ thôi thúc chúng tôi tìm ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa mức tăng glucose và nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh khác, Gary Shaw, tác giả nghiên cứu cấp cao cho biết.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?