Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng truyền dịch, hãy cố gắng ăn!

Một số người cho rằng truyền dịch sẽ đi thẳng vào máu và sẽ đi vào thẳng cơ thể nên truyền dịch sẽ có giá trị hồi phục. Điều đó đúng. Nhưng chưa đủ. Bởi ở một khía cạnh nào đó, việc hồi phục cơ thể, truyền dịch có công dụng thua xa việc tự ăn. Nếu bạn có khả năng gượng dậy để ăn thì hãy cố gắng ăn chút xíu bạn nhé, bởi nó vô cùng hữu dụng.

Đừng truyền dịch, hãy cố gắng ăn!

Ăn sẽ thúc đẩy vận động cơ quan:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ cần nằm im một chỗ và dòng dịch chảy thẳng vào hệ tuần hoàn. Và do đó, truyền dịch không có tác dụng thúc đẩy vận động cơ thể. Điều này là bất lợi.

Trái với truyền dịch, việc ăn uống buộc lòng bạn phải vận động. Bạn không nên nghĩ là ăn chỉ có ngồi một chỗ, việc ăn cũng cần những vận động khá phức tạp. Để đưa thức ăn xuống dạ dày, trước hết, bạn cần phải nhai. Nhai là hoạt động của các cơ nhai vùng miệng, các cơ này hoạt động sẽ vận động toàn bộ cơ mặt. Đồng thời, cơ nhai hoạt động thúc đẩy hoạt động của hệ thống tuyến tiết dịch tại vùng miệng gồm tuyến nước bọt, tuyến tiết dịch từ hầu họng.

Việc ăn cũng cần những vận động khá phức tạp

Sau đó thức ăn được tống đẩy xuống dạ dày. Để đưa được thức ăn di chuyển, cơ vùng hầu họng phải vận động, cơ thực quản phải co bóp, cơ dạ dày phải nhu động, cơ thành ruột phải lắc lư. Cứ thế toàn bộ cơ của hệ thống tiêu hóa vận động nối tiếp. Điều này vô cùng có lợi bởi nó thúc đẩy hầu như toàn bộ cơ nằm ở sâu bên trong cơ thể hoạt động, một điều mà không một biện pháp điều trị hoặc truyền dịch nào có thể đạt được. Vận động được tức là sức lực phục hồi được.

Ăn thúc đẩy thải độc kết tụ:

Nếu như bạn truyền dịch, bạn chỉ tiếp nhận dịch thụ động, sau đó thải chất độc hòa tan ra khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Nhưng những mảng chất độc tụ kết trong ruột (vốn là nguồn cơn nhiễm độc vào máu) sẽ không thải được ra ngoài theo phương pháp này.

Nếu bạn ăn vào, bạn sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động

Nhưng nếu bạn ăn vào, bạn sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động. Bạn chủ động được việc này. Thức ăn vào buộc hệ tiêu hóa phải tiết dịch vào trong lòng ruột, một lần ruột như được rửa trôi các mảng tụ kết. Men tiêu hóa của ruột tiết ra, tiêu hóa thức ăn những cũng phân rã luôn các chất tụ kết trong lòng ruột. Thành ruột co bóp làm tống đẩy chất thải ra ngoài.

Mặt khác, trong quá trình can thiệp điều trị, nhiều người bệnh buộc lòng phải nằm bất động một chỗ trong một thời gian dài như những bệnh nhân mổ dạ dày, ruột, mổ thận, mổ tim, mổ phổi. Những bệnh nhân sẽ bị lắng đọng vi khuẩn có hại. Khi ăn vào, ruột cũng thải luôn những vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh làm tổn thương thêm cơ thể.

Ăn thúc đẩy mồ hôi:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ nằm im và chờ đợi dịch phân bố tới da, từ đó mới có tác dụng vào các tuyến mồ hôi. Nhưng truyền dịch lại không thể nào làm vận động cơ tuyến mồ hôi để thải mồ hôi ra ngoài.

Trái với truyền dịch, ăn vào, dù ăn ít hay ăn nhiều, đều thúc đẩy tuyến mồ hôi dưới da hoạt động. Đó là vì ăn đã kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động. Hệ thống thần kinh giao cảm có tác động không đặc hiệu, chúng tác động lên nhiều cơ quan, trong đó có tuyến mồ hôi ngoài da. Hệ thống này làm co bóp cơ ống tuyến mồ hôi, tống đẩy mồ hôi ra khỏi tuyến, làm hoạt hóa tế bào tuyến, làm tuyến tiết ra nhiều dịch mồ hôi.

Ăn kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm

Việc ra được mồ hôi với người ốm là rất có lợi bởi mồ hôi chứa nhiều mầm bệnh từ ngoài xâm nhập, trong đó có vi khuẩn, virút. Nếu như thải được mồ hôi ra ngoài rồi chúng ta lau đi thì vi khuẩn và virút cũng theo đó mà được lau đi theo. Lại thêm việc trong mồ hôi có một ít chất thải của cơ thể nên việc ra mồ hôi đã một lần nữa giúp cơ thể thải độc được nhiều hơn. Thải được độc là cơ thể người bệnh lại bớt ốm.

Ăn thúc đẩy hệ tim mạch hoạt động:

Nếu như truyền dịch, bạn chỉ được nằm im, nhỏ từng giọt dịch với tốc độ cho phép vào trong lòng mạch. Dịch truyền vào không có giá trị kích thích tim mạch hoạt động về cả cường độ và tốc độ.

Trái với truyền dịch, ăn làm kích thích tim mạch tăng hoạt động rõ nét. Đó là bởi khi ăn vào, chúng ta phải nuốt. Nuốt làm co bóp cơ thực quản. Thành của thực quản nằm rất gần tim. Mỗi khi thực quản co bóp, chúng chạm vào thành sau của tim ngay gần đó. Thành sau của tim có chứa nút xoang, vốn là một nút khởi tạo nhịp tim. Nên ăn vào vô hình trung đã trực tiếp kích tim hoạt động nhanh hơn va mạnh hơn.

Ăn làm kích thích tim mạch tăng hoạt động rõ nét

Một cơ chế khác là ăn kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm vốn là hệ thần kinh làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tim hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn thì máu cũng theo đó mà lưu thông nhiều hơn, tốt hơn, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn.

Nhưng cái hay của việc kích thích này ở chỗ, sự kích thích chỉ vừa đủ nhẹ chỉ để làm tăng lên một chút nhịp tim, một chút sức co bóp cơ tim phù hợp với việc hồi phục mà không làm tăng lên quá cao gây mệt cho người bệnh.

Ăn thúc đẩy vi tuần hoàn ngoại biên:

Nếu như truyền dịch, dịch chỉ đi được vào trong lòng mạch, thế là xong. Dịch truyền không có tác động vào hệ thống vi tuần hoàn.

Trái với truyền dịch, ăn sẽ thúc đẩy vi tuần hoàn ngoại biên. Vi tuần hoàn là tuần hoàn tại những vị trí nhỏ, những mạch máu nhỏ bao gồm tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch. Hệ thống vi tuần hoàn là hệ thống cung cấp máu trực tiếp cho mô và cơ quan. Truyền dịch là tiếp nhận dịch thụ động, không tác động suy chuyển gì tới vi tuần hoàn.

Trái với truyền dịch, ăn làm tăng tốc vi tuần hoàn ngoại biên. Ăn kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, làm giãn nở cơ thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Nhờ vào sự giãn nở này, máu được tràn về tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch nhiều hơn, máu đi qua vi tuần hoàn nhiều hơn, mô, tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn. Do đó, vết thương ngoài da của người bệnh được phục hồi tốt hơn.

So sánh những bệnh nhân nhập viện do phải can thiệp mổ xẻ. Nếu một người yếu ớt, không thể ăn được, chỉ trông chờ vào truyền dịch, vết mổ của họ sẽ lâu liền hơn. Nhưng một người khác cũng thực hiện cuộc mổ tương tự, nếu họ ăn được sớm ngày nào, vết mổ nhanh khô hơn và sự liền vết thương cũng tốt hơn ngày đó. Đó là do vi tuần hoàn tại vết thương được khơi thông.

Ăn làm tăng chuyển hóa:

Truyền dịch chỉ tiếp nhận chất dinh dưỡng thụ động. Chất dinh dưỡng đi vào máu nhưng có được sử dụng trong tế bào hay không là một chuyện khác. Truyền dịch không tác động vào khâu cuối cùng này.

Trái với truyền dịch, ăn làm hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có nhiều chức năng, một trong các chức năng quan trọng đó là tăng chuyển hóa tế bào, mà tế bào toàn cơ thể. Từng tế bào sẽ tăng chuyển hóa, tăng tạo ra năng lượng. Năng lượng là phần cốt lõi của sự sống, là phần thiết yếu nhất để người ốm có thể vực dậy sức khỏe. Tốc độ hồi phục sẽ tỉ lệ thuận với mức độ năng lượng thu được. Càng ăn sớm, cơ thể người bệnh càng tăng chuyển hóa sớm, thể chất của họ càng khỏe. Càng ăn sớm, biến chứng vết mổ càng thu giảm. Càng ăn sớm, họ càng được sớm xuất viện.

Tóm lại, nếu ăn được, cơ thể của người bệnh sẽ phục hồi nhanh hơn người không ăn được, thực tình cũng là điều hết sức dễ hiểu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các loại nước ép hoa quả bạn nên uống khi bị ốm

BS. YÊN LÂM PHÚC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm