Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị ốm, nên ăn gì, tránh ăn gì cho nhanh khỏe?

Ngoài nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, bổ sung dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp mau lành bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt nhất và hại nhất với người bị ốm.

Bị ốm, nên ăn gì, tránh ăn gì cho nhanh khỏe?

Bị ốm, nên ăn gì, tránh ăn gì cho nhanh khỏe?

Soup gà là món ăn tốt cho người bị bệnh

Những thực phẩm nên ăn

Soup gà: Đây là món ăn tốt cho người bị bệnh – bất kỳ loại bệnh tật gì. Nước hầm gà rất giàu dinh dưỡng, bao gồm magne, phospho và các loại khoáng chất tốt khác. Với người bị ốm, cơ thể cần nhiều dưỡng chất để chống lại bệnh tật.

Trà nóng: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có đặc tính chống virus và kháng khuẩn tốt. Nếu bạn không hợp với caffeine, bạn có thể uống trà hoa cúc – nó sẽ làm tăng phenol, chất chống oxy hoá đã được chứng minh giúp kháng khuẩn.

Bị ốm, nên ăn gì, tránh ăn gì cho nhanh khỏe?  - Ảnh 1

Khi bị ốm, nhớ uống trà gừng nóng

Mật ong nguyên chất: Mật ong có hiệu quả trong việc giảm ho. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy trẻ em bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên uống 2,5ml mật ong trước khi đi ngủ có hiệu quả hơn các loại thuốc giảm ho.

Các loại quả có múi: Bưởi, cam và chanh rất giàu vitamin C – một “đồng minh” tốt trong việc chiến đấu lại bệnh tật. Ăn hoặc ép nước uống sẽ giúp bạn nhanh khỏe.

Giấm táo: Giấm táo có khả năng chống virus, chống nấm, kháng khuẩn và chống viêm. Nó cũng giúp làm giảm acid trong cơ thể bởi nó chính là một thực phẩm có tính kiềm. Pha 1 hoặc 2 thìa canh giấm táo nguyên chất với mật ong và nước, rồi uống sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Thức ăn cay: Khi ăn gia vị cay, cơ thể sẽ tự làm loãng chất nhầy và đờm, làm thông viêm xoang, bạn có thể thở dễ dàng hơn. Bạn có thể ăn ớt, mù tạt hoặc wasabi. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh dạ dày thì đừng ăn thức ăn cay kẻo bệnh sẽ thêm trầm trọng.

Tỏi: Tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên và thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch. Nó cũng giúp làm tăng enzyme giúp giải độc máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi không chỉ giúp phòng tránh cảm lạnh mà còn làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Quả cơm cháy (Elderberries): Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, chiết xuất quả cơm cháy có thể ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus H1N1, đồng thời làm giảm thời gian bị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Gừng: Gừng giúp giảm buồn nôn, giảm viêm. Bạn nên uống nước gừng tự nhiên hoặc trà gừng, đừng thêm đường vì đường là thực phẩm gây viêm.

Chuối: Chuối chứa nhiều vitamin tốt và các loại đường năng lượng. Nếu bạn bị bệnh liên quan đến tiêu hóa, bạn có thể ăn chuối với sốt táo, bánh mì nướng.

Kinh giới (Oregano): Kinh giới giúp chống virus, chống viêm. Tinh dầu kinh giới đã được chứng minh có khả năng chống lại virus, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh. Thêm một vài giọt tinh dầu kinh giới vào nước uống hoặc khi nấu ăn sẽ giúp bạn nhanh khỏe.

Người bị ốm không nên ăn gì?

Nhìn chung, bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm gây viêm nào, như tinh bột trắng, đường tinh luyện và chất làm ngọt nhân tạo.

Thực phẩm chứa acid cao: Khi cơ thể đang cố gắng để trở lại cân bằng, bạn đừng tiếp thêm acid vào người. Tránh xa bất kỳ thực phẩm nào mà bạn có thể nhạy cảm, như sữa và gluten, ăn ít thịt đỏ.

Thức ăn vặt: Đường tinh luyện và chất làm ngọt nhân tạo gây viêm. Thay vào đó, nên lựa chọn mật ong hoặc siro cây phong chứa nhiều dưỡng chất có lợi, hoặc ăn nhiều trái cây tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Bị ốm, nên ăn gì, tránh ăn gì cho nhanh khỏe?  - Ảnh 7

Ăn bánh kẹo ngọt sẽ khiến bệnh càng thêm nặng

Thực phẩm giàu chất béo: Ăn gà rán sẽ không làm bạn cảm thấy khỏe hơn. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ thường khiến cơ thể bạn bị viêm hơn. Khi đang bị bệnh, bạn cũng đừng ăn bánh mì kẹp và thức ăn nhanh.

Sữa: Mặc dù còn nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng hầu hết các chuyên gia đều tin rằng, bơ sữa làm tăng chất nhầy, đờm. Tuy nhiên, sữa lên men như sữa chua và kefir lại có lợi do chứa lượng probiotic cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để hồi phục nhanh hơn trong khi đang nằm viện?
An An - Theo Healthplus/Care2
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm