Chẳng ai muốn ngày Tết lại phải uống thuốc, hay tệ hơn là vào nằm viện do ăn uống. Vì vậy, mọi người nên chú ý đến những đồ ăn có thể gây dị ứng thường có trên mâm cơm ngày lễ Tết.
Sữa
Bệnh dị ứng sữa là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Những người dị ứng sữa bị dị ứng với các protein có trong sữa và phải tránh tất cả các thực phẩm làm bằng sữa. Do đó, bánh ngọt, kẹo có chứa sữa đều phải tránh. Cần biết từ mã cho sữa để có thể nhận ra chúng trên nhãn hàng. Bao gồm những từ như lactate, whey và casein.
Trứng
Dị ứng trứng là dị ứng thực phẩm phổ biến thứ hai ở trẻ em. Với người lớn, trứng hiếm khi gây ảnh hưởng. Một cá nhân có thể bị dị ứng với lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng, hoặc cả hai. Khuyến cáo là tránh toàn bộ trứng nếu có dị ứng trứng. Trên nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường có trứng là nguyên liệu ví dụ như sốt mayone. Vì vậy cần chú ý khi đọc nhãn hàng thực phẩm.
Lạc và một số loại hạt
Dị ứng lạc (đậu phộng) được coi là dị ứng đe dọa đến mạng sống vì tỷ lệ quá mẫn cao. Thực phẩm chứa lạc thường thấy như kẹo lạc, bơ lạc.
Một loạt loại hạt như óc chó, hồ đào, hạnh nhân, hạt ca cao... có thể gây dị ứng. Những người dị ứng với lạc không nhất định sẽ dị ứng với các loại hạt. Nhưng người dị ứng với một hay nhiều loại hạt nên thận trọng với lạc.
Các loại hạt kể trên có thể có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc tổng hợp, bánh ngọt, bánh quy, kẹo, sôcôla...
Đậu nành
Đậu nành khá lành với người lớn nhưng với trẻ nhỏ lại không hoàn toàn. Khoảng 0,4% trẻ em bị dị ứng với đậu nành. Phản ứng với đậu nành thường nhẹ. Phản ứng nặng tuy có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Vì thế, cho trẻ nhỏ uống sữa đậu này cần thận trọng. Nếu trẻ đã có biểu hiện dị ứng khi uống sữa đậu nành, cần lưu ý khi cho trẻ ăn các thực phẩm chứa đậu nành khác. Người lớn có dị ứng đậu nành nên chú ý khi chọn đồ ăn chay.
Cá
Khoảng 0,2% trẻ em bị dị ứng với cá, tỷ lệ này ở người lớn là 0,5%. Cá hồi, cá ngừ là những loại dị ứng cá phổ biến nhất. Có thể bị dị ứng với một loại cá không phải là loài khác. Tuy nhiên, người bị dị ứng với cá nên tránh tất cả các loại cá, nhất là trong dịp Tết. Đôi khi, cá không tươi cũng có thể tạo ra histamin tự nhiên kích hoạt phản ứng tương tự như phản ứng dị ứng thực phẩm. Đây được gọi là nhiễm độc scombroid với triệu chứng như sưng miệng hoặc cổ họng, khó thở, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn cá.
Các loại tôm, cua, ốc, sò, hến...
Dị ứng loại thực phẩm này thường xảy ra ở người lớn hơn trẻ em, chủ yếu là đồ biển. Trong đó phản ứng với tôm thường nghiêm trọng nhất. Nếu đã dị ứng loại này nên tránh xa các nhà hàng hải sản. Thậm chí, tránh xa khu bếp nấu các món này bởi hải sản khi nấu, hấp có thể phát tán vào không khí qua hơi nước, cũng gây dị ứng.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Phòng chống sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.