Magne là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Tăng magne máu là gì?
Tăng magne máu rất hiếm khi xảy ra, đó là khi lượng magne trong cơ thể quá nhiều so với mức cho phép. Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học – Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ đã đặt ra tiêu chuẩn đối với magne bổ sung là 350mg, đây là lượng magne tối đa được hấp thu hàng ngày và không gây ra tác động xấu đến sức khoẻ. Magne có sẵn trong thực phẩm thường an toàn. Nhưng việc bổ sung quá nhiều magne từ viên uống có thể gây hại cho cơ thể.
Tiến sĩ Dược Katy Dubinsky tại New York khuyến cáo nếu bạn đang dùng thực phẩm bổ sung magne, hãy tuân thủ giới hạn 350mg mỗi ngày, trừ khi bác sĩ đặc biệt đề nghị liều lượng cao hơn.
Bao nhiêu magne là đủ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng magne cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để đảm bảo các chức năng sinh lý diễn ra bình thường là khác nhau tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi.
Cụ thể, nam giới từ 19 đến 30 tuổi nên tiêu thụ khoảng 400mg magne mỗi ngày, trong khi phụ nữ cùng độ tuổi cần khoảng 310mg. Đối với những người từ 31 tuổi trở lên, nhu cầu magne sẽ tăng nhẹ lên lần lượt là 420mg và 320mg cho nam và nữ.
Magne có sẵn trong nhiều loại thực phẩm như hạnh nhân, rau chân vịt, đậu thận và đậu phụ. Nếu bạn không hấp thụ đủ lượng magne, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thực phẩm bổ sung.
Tiến sĩ, bác sĩ Y khoa Gia đình Laura Purdy cho biết: "Điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ để thảo luận về chế độ ăn uống hiện tại và liều lượng phù hợp cho cơ thể bạn. Liều lượng khuyến nghị sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm bổ sung và nhãn hiệu".
Rau xanh và một số loại hạt là nguồn cung cấp magne tự nhiên dồi dào cho sức khoẻ.
Một số triệu chứng và nhóm bệnh có nguy cơ thừa magne
Một số hiện tượng thường gặp khi bị thừa magne có thể kể đến như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, hạ huyết áp, cử động cơ yếu, nhịp tim không đều, nôn mửa, đỏ mặt, bí tiểu, trầm cảm…
Tình trạng thừa magne máu rất hiếm gặp trừ các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Ví dụ, nếu bạn bị suy giảm chức năng thận hoặc suy thận, bạn có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng của thừa magne.
Một số loại thuốc kháng acid là thuốc nhuận tràng thường có liều lượng magne rất cao, khoảng 5000mg có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc magne. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn nên tránh các loại thuốc này mà thay vào đó, hãy tuân thủ những khuyến nghị của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn.
Ngoài ra, cần phải lưu ý một số loại thuốc dưới đây khi kết hợp cùng magne sẽ không tốt cho sức khoẻ:
Bisphosphonates (dùng để điều trị loãng xương), có thể làm giảm sự hấp thu magne trong cơ thể.
Một số loại kháng sinh nên được uống ít nhất hai giờ trước hoặc bốn đến sáu giờ sau khi uống thực phẩm bổ sung magne.
Thuốc lợi tiểu có thể làm tăng lượng magne mất đi qua đường nước tiểu và gây ra tình trạng thiếu hụt.
Cách tránh thừa magne máu
Để tránh tình trạng dùng quá nhiều magne, TS. Dubinsky khuyên mọi người nên ưu tiên các nguồn thực phẩm giàu chất này. Bà nhấn mạnh: "Thay vì chỉ dựa vào viên uống, hãy bổ sung nhiều rau xanh đậm lá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa vào bữa ăn hàng ngày. Đây là cách tự nhiên và an toàn nhất để cung cấp đủ magne cho cơ thể”.
Ngoài ra, dưới đây là các lời khuyên của TS. Dusbinsky khi bạn cần bổ sung magne bằng viên uống:
Chỉ mua những viên uống chất lượng cao đã được kiểm tra về độ tinh khiết và hiệu quả, được cấp phép trên thị trường.
Nên chọn dạng magne có tính hiệu quả sinh học cao như magne citrat.
Không dùng quá 350mg/ngày và đây cũng là mức magne tối đa được hấp thu theo khuyến cáo.
Trao đổi cụ thể với bác sĩ về việc có thể kết hợp magne với các loại thuốc bạn đang dùng hàng ngày hay không (nếu có).
Đặc biệt, khi có triệu chứng ngộ độc magne, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để bảo vệ an toàn sức khoẻ, nhất là đối với những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 lợi ích sức khỏe khi bổ sung magne oxide.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.