Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh lý tim mạch.
“Thủ phạm” khiến bệnh tim mạch trẻ hóa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Trong đó, nhồi máu cơ tim là cấp cứu khẩn, nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là 50%.
Tại Việt Nam, mỗi năm khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Tỷ lệ này gấp đôi số người qua đời vì bệnh ung thư. Điều đáng lo ngại là các bệnh lý tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, có những người ngoài 20 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim.
Chia sẻ với báo chí bên lề Hội nghị Quốc tế cập nhật “Những tiến bộ trong can thiệp tim mạch” diễn ra ngày 10/8, bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Trưởng khoa tim mạch - tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, cho biết mới đây bệnh viện vừa tiếp nhận một nam thanh niên khoảng 30 tuổi bị nhồi máu cơ tim.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hải chia sẻ với báo chí.
(Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+)
Được biết, bệnh nhân làm nghề lái xe, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống khoảng 500ml bia rượu cùng bạn bè. Về nhà khoảng 30 phút, bệnh nhân xuất hiện đau co thắt lồng ngực và được đưa đi cấp cứu. Bệnh nhân đến viện vào giờ thứ 2 của cơn nhồi máu cơ tim. Sau khi chẩn đoán, ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
“Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện có tình trạng tắc mạch ở tim và tiến hành thông mạch. Sau thông mạch, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, sức khoẻ ổn định và ra viện sau 2 ngày", bác sĩ Nguyễn Văn Hải cho biết.
Những năm gần đây, các bệnh lý tim mạch đang ngày càng trẻ hóa. Lý giải về thực trạng này, bác sĩ Nguyễn Văn Hải cho rằng, ngoài yếu tố nguy cơ truyền thống như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, hiện nay ở người trẻ có thêm các yếu tố nguy cơ khác là căng thẳng, thức khuya, béo phì, ô nhiễm môi trường…
Chia sẻ với báo chí, GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ngoài những yếu tố lối sống như hút thuốc lá, lười vận động, béo phì, thì những nguyên nhân mới khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh lý tim mạch gồm ô nhiễm môi trường, căng thẳng, lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
“Có những ca bệnh chúng tôi tiếp nhận chỉ hơn 20 tuổi. Đa số trường hợp đột tử ở người trẻ là do nhồi máu cơ tim, đa số nằm trong nhóm nam giới hút thuốc lá, béo phì hoặc có yếu tố gia đình", GS.TS Phạm Mạnh Hùng thông tin.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?
Các dấu hiệu bệnh lý tim mạch thường xuất hiện thoáng qua, không rõ ràng, khiến người bệnh không để ý cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Chính vì vậy, mọi người cần thận trọng với một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch gồm: Khó thở, nhất là xảy ra trong khi nằm, khi hít thở sau, cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực; Nặng, tức ngực; Hụt hơi, mệt mỏi sau khi làm bất cứ hoạt động nào; Thường xuyên chóng mặt; Nhịp tim nhanh bất thường…
GS.TS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ với báo chí.
(Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+)
Theo GS.TS Phạm Mạnh Hùng, hầu hết các bệnh tim mạch hiện nay có thể phòng ngừa được thông qua việc điều chỉnh lối sống có hại cho sức khỏe như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, bỏ thuốc lá, không lạm dụng rượu bia… Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ.
Với những người đã bị bệnh tim mạch hoặc nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và dùng thuốc phù hợp.
Hiện nay Việt Nam đã làm chủ được nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh tim mạch. Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị tim mạch của Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới với đầy đủ các loại thuốc điều trị, những phương tiện và kỹ thuật tiên tiến nhất được áp dụng thành công.
“Các phương tiện và kỹ thuật hiện đại, trong đó có tim mạch can thiệp sẽ giúp chúng ta giải quyết hiệu quả được khoảng 90% với những bệnh lý tim mạch”, GS.TS Phạm Mạnh Hùng cho biết.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 nguyên nhân bất ngờ có thể gây ra bệnh tim mạch.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.