Móng tay có thể tiết lộ rất nhiều vấn đề sức khỏe.
Móng tay đổi màu
Móng tay bỗng nhiên có màu sắc bất thường là một trong những dấu hiệu thường gặp và dễ phát hiện nhất. Theo PGS.BS Jenny Liu – chuyên gia da liễu tại Trường Y Đại học Minnesota (Mỹ), móng tay ngả vàng có thể cảnh báo tình trạng nhiễm nấm móng tay, vảy nến hoặc vấn đề tuyến giáp. Trong khi đó, móng tay ngả màu xanh lại cho thấy cơ thể thiếu hụt oxy trong máu, cảnh báo các vấn đề về tim hoặc phổi.
Ngoài ra, những đốm trắng xuất hiện trên móng tay có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm hoặc có vấn đề về gan. Các vạch màu đen hoặc nâu trên móng lại là triệu chứng ung thư da, ung thư hắc tố.
Móng tay ngả vàng cũng thường gặp ở người có thói quen sơn móng tay. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đổi màu rõ rệt nào trên móng, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra.
Móng tay xuất hiện vạch ngang
Những đường Beau nằm ngang cho thấy sự phát triển của móng tay bị gián đoạn.
BS Liu cảnh báo, những vết hằn hoặc rãnh chạy ngang trên móng tay có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề từ bên trong cơ thể. Còn được gọi là đường Beau, đây là triệu chứng xảy ra khi bạn bị ốm nặng, sốt cao, suy dinh dưỡng, đái tháo đường không được kiểm soát hoặc tổn thương bộ phận mầm sinh móng.
Trong khi đó, các sọc dọc trên móng thường vô hại, là dấu hiệu bình thường khi tuổi tác tăng cao. Đôi khi bạn có thể dùng giũa để mài phẳng các vết hằn trên móng. Tuy nhiên, nếu cả móng tay, móng chân đều có đường Beau, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Móng tay rời khỏi nền móng
Phiến móng bị tách khỏi giường móng và có màu trắng do có không khí nằm ở khoảng dưới móng.
Hiện tượng móng tay rời khỏi nền móng và trông như sắp bong được gọi là ly móng (onycholysis). Đây có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm, vảy nến hoặc phản ứng dị ứng do tiếp xúc với hóa chất.
Nếu không được can thiệp sớm, nền móng sẽ bị hở, tạo điều kiện cho hiện tượng nhiễm trùng trở nặng. Nhiều chị em phụ nữ gặp hiện tượng ly móng chỉ ở một ngón duy nhất, tuy vậy cũng không nên chủ quan.
Nứt móng tay
Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có tính ăn mòn hoặc làm tổn thương móng tay có nguy cơ gặp hiện tượng móng tay nứt và dễ gãy.
Theo BS. Liu, đây còn có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin (đặc biệt là biotin), hoặc các bệnh da liễu như vảy nến, eczema. Móng giòn và dễ gãy cũng hay gặp ở người bị thiếu máu, rối loạn ăn uống, thoái hóa khớp hoặc xơ cứng hệ thống.
Rỗ móng tay
Những vết lồi lõm bất thường trên móng tay, móng chân là biểu hiện phổ biến ở người bị vảy nến, eczema và rụng tóc từng mảng.
Nguyên nhân là do sự phát triển bất thường của các lớp biểu bì trên nền móng. Kết hợp với vảy nến, triệu chứng rỗ móng còn đi kèm tình trạng móng đổi màu, thay đổi hình dạng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Móng tay của bạn nói gì về sức khỏe của bạn?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?