Đó là kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open.
1. Thực phẩm siêu chế biến là gì?
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc FAO, thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm chứa những thành phần “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” được sử dụng trong nhà bếp, hoặc là chứa những chất phụ gia khiến cho thực phẩm trở nên ngon miệng hoặc trở nên hấp dẫn hơn.
Thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu là thực phẩm toàn phần, trong đó các vitamin và khoáng chất được giữ nguyên. Thực phẩm sẽ ở trạng thái tự nhiên của chúng (hoặc gần như tự nhiên), chúng có thể được chế biến bằng cách loại bỏ các bộ phận không ăn được, sau đó có thể sấy khô, nghiền, rang, đun sôi, giữ đông lạnh hoặc tiệt trùng, thanh trùng,... để làm thực phẩm phù hợp để lưu trữ và an toàn cho người tiêu dùng.
Thực phẩm chế biến sẵn sẽ thay đổi trạng thái tự nhiên của thực phẩm. Về cơ bản, việc thay đổi này sẽ bao gồm thêm muối, dầu, đường hoặc các chất phụ gia, gia vị khác. Thực phẩm có thể được chiên qua dầu, hun khói,... Thực phẩm siêu chế biến hoặc thực phẩm chế biến cao có thể có nhiều thành phần bổ sung như đường, muối, chất béo, chất bảo quản, màu nhân tạo, hương liệu tổng hợp, chất ổn định,...
Những thực phẩm siêu chế biến thường gặp bao gồm nước ngọt, xúc xích, thịt nguội, thức ăn nhanh, bánh kẹo đóng gói,...
Đọc thêm tại bài viết: Cách nhận biết thực phẩm siêu chế biến thường gặp
2. Thực phẩm siêu chế biến ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như thế nào?
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Y khoa JAMA Network Open về mối liên quan giữa Tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim ở trẻ em, nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1426 trẻ em, trong đó có 698 bé trai và 728 bé gái, cho thấy trẻ có mức tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến cao sẽ có chỉ số BMI cao hơn, có nhiều khả năng bị thừa cân béo phì, có chỉ số vòng eo cao, chỉ số khối mỡ cơ thể và glucose huyết tương lúc đói cao cũng như nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-chất béo xấu) cao hơn những trẻ có mức tiêu thụ ít thực phẩm siêu chế biến hơn khi trưởng thành.
Nguyên nhân chính gây ra những tác hại này ở thực phẩm siêu chế biến là do chúng có xu hướng chứa nhiều calo, muối, đường và chất béo xấu – tất cả những thứ cần phải tránh để có sức khỏe tốt.
Lượng calo cao trong những thực phẩm này là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị thừa cân, béo phì. Việc hạn chế những thực phẩm siêu chế biến cũng được chứng minh giúp làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì hiệu quả ở trẻ.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến cũng có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhe ung thư (đặc biệt là ung thư vú), tiểu đường type 2, sa sút trí tuệ, viêm ruột (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng).
Đọc thêm tại bài viết: Vì sao không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh
3. Làm thế nào để tránh thực phẩm siêu chế biến cho trẻ?
Việc tránh thực phẩm siêu chế biến thường khó khăn do chúng thường được các bạn nhỏ yêu thích và đòi hỏi được ăn thường xuyên. Tuy nhiên, để giảm mức tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ, cha mẹ có thể:
Cuối cùng, các gia đình cần tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thay thế cho những loại thực phẩm siêu chế biến, qua đó ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa khi trưởng thành.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.
MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.