Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều phụ nữ nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ tại Mỹ, chiếm 1/5 số ca tử vong ở phụ nữ Mỹ - theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Trên thực tế có hơn 60 triệu phụ nữ Mỹ đang sống chung với các bệnh lý về tim mạch, nhưng chỉ hơn một nửa trong số đó (khoảng 56%) biết rằng bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một ở phụ nữ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lý tim mạch ở phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý này.

Những bệnh lý tim mạch thường gặp ở phụ nữ

Bệnh tim là thuật ngữ chung chỉ các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Bệnh động mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi các động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn do sự lắng đọng của cholesterol gây ra các mảng xơ vữa lên thành động mạch. Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Người có nguy cơ cao hay mắc bệnh động mạch vành là người mắc các bệnh lý tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì và người thường xuyên hút thuốc.

Một loại bệnh tim khác là rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay, có đặc trưng là sự co bóp nhanh quá mức và không đều của tâm nhĩ khiến cho tim loạn nhịp. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông và các biến chứng như đột quỵ và suy tim.

Suy tim là một bệnh ký tim mạch xảy ra khi tim bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng. Nguyên nhân gây suy tim bao gồm đau tim; các vấn đề mạn tính như tăng huyết áp, sử dụng rượu quá mức; và một số bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra còn có những bệnh lý tim mạch do những bất thường về cấu trúc của tim, như các khiếm khuyết ở van tim hoặc lỗ thông trong tim. Những bất thường này có thể là bẩm sinh, hoặc có thể phát triển theo thời gian do nhiễm trùng, bệnh tật hoặc các yếu tố khác.

Ảnh hưởng của bệnh lý tim mạch đối với phụ nữ và nam giới

Thực tế thì bắt đầu từ khi sinh ra, kích thước và cấu trúc tim ở nam và nữ khác nhau, phụ nữ thường có tim và mạch máu nhỏ hơn so với nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ dễ mắc các bệnh liên quan đến các động mạch nhỏ hơn của tim. Điều này cũng gây ra những khó khăn trong việc chẩn đoán hơn so với các vấn đề ở động mạch lớn hơn; đồng thời khiến tỷ lệ chẩn đoán các bệnh lý tim mạch ở phụ nữ cao hơn.

Hơn nữa, những thay đổi về hormone như thay đổi nồng độ estrogen ở phụ nữ trong suốt cuộc đời cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thiếu máu, lạc nội mạc tử cung càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn nam giới.

Các vấn đề tim mạch hay gặp trong giai đoạn mang thai

Một số tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện trong thai kỳ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của phụ nữ trong quá trình mang thai cũng như sau sinh, trong đó phổ biến và hay gặp nhất là tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp tiền sản giật. Ngoài ra còn có một số bệnh lý ít phổ biến hơn nhưng khá nghiêm trọng như tim to dẫn đến suy tim.

Bên cạnh đó phụ nữ cũng có thể mắc các vấn đề về tim mạch từ trước nhưng không biểu hiện cho đến khi cơ thể bị căng thẳng trong quá trình mang thai và chuyển dạ và sinh nở. Ví dụ, một người có thể đã bị bệnh lý về huyết áp lâu năm nhưng không biết cho đến khi mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần phải nhận thức được và chú ý đến sức khỏe tim mạch trước, trong và sau khi sinh.

Những triệu chứng điển hình của bệnh lý tim mạch ở phụ nữ

Các triệu chứng điển hình của cơn đau tim là đau ngực, đau ở hàm và cổ lan đến cánh tay trái, khó thở, cảm thấy choáng váng và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể không xuất hiện cùng lúc hoặc có thể có những biến thể. Ví dụ, một người có thể không bị đau ngực, nhưng họ có thể có cảm giác nặng nề hoặc đau âm ỉ ở ngực. Họ có thể bị đau ở bụng trên, lưng hoặc vai.

Đọc thêm tại bài viết: Sôcôla giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Các triệu chứng ở phụ nữ thường mơ hồ, không điển hình như ở nam giới, đôi khi những triệu chứng về bệnh tim ở phụ nữ chỉ là cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu ở bụng trên. Nhiều nghiên cứu đã thống kê rằng bệnh tim mạch ở phụ nữ bị chẩn đoán sai nhiều hơn nam giới; các triệu chứng đau tim của phụ nữ dễ bị chẩn đoán nhầm là do ợ nóng hoặc thậm chí là các biểu hiện tâm thần. Theo một nghiên cứu thông kê cho thấy gần một nửa số phụ nữ không có các dấu hiệu đau tim điển hình.

Một số dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý tim mạch

Người bị rối loạn nhịp tim có thể bị hồi hộp và cảm thấy tim đột nhiên đập nhanh và không đều. Ngoài ra người bệnh có thể bị choáng váng ngất xỉu. Những người bị suy tim sung huyết có thể suy giảm khả năng tập thể dục và bắt đầu cảm thấy hụt hơi sau khi đi bộ một đoạn ngắn, chân bị sưng và phải kê cao gối để có thể ngủ thoải mái vào ban đêm.

Tất cả những dấu hiệu trên đều là những triệu chứng khá tinh tế. Điểm mấu chốt ở đây là bạn hãy lắng nghe cơ thể bạn và đừng chần chừ trong việc đi khám kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy không ổn, hãy đi khám kiểm tra sức khỏe ngay.

Phụ nữ nên làm gì để cải thiện sức khỏe tim mạch?

Phụ nữ cần phải nhận thức và kiểm soát các tình trạng bệnh lý hiện mắc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất.

Duy trì huyết áp ổn định bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc nếu cần, là chìa khóa để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các biến chứng tim mạch khác ở phụ nữ.

Ngoài ra phụ nữ cũng cần quan tâm đến các vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mach như tiểu đường và cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, uống quá nhiều rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục. Phụ nữ cũng không nên bỏ qua vai trò của căng thẳng, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần, những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo CNN
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm