Khô da gây bong tróc da, ngứa và mẩn đỏ.
Triệu chứng của da khô
Da khô hay còn gọi là Xerosis là tình trạng phổ biến do thiếu độ ẩm, gây ra các mảng da bong tróc, có vảy hoặc gây ngứa trên mặt, cơ thể.
Da khô có thể gây cảm giác thô ráp, căng, hoặc ngứa với biểu hiện là các mảng bong tróc có vảy ở vùng bị ảnh hưởng. Nặng hơn có thể dẫn tới cảm giác đau, chảy máu vì nứt nẻ. Khô da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hoặc khuôn mặt nhưng thường xảy ra ở những vùng có ít tuyến dầu hơn, chẳng hạn như khuỷu tay, cẳng chân, bàn tay, bàn chân và cẳng tay.
Nếu không được điều trị, khô da có thể dẫn đến ngứa dữ dội ở bề mặt da, khi gãi có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da
Nguyễn nhân dẫn tới khô da
Có nhiều nguyên nhân gây khô da có thể kể đến như: tiếp xúc với nhiệt độ thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, tiếp xúc với các chất tẩy rửa gây kích ứng… đặc biệt, các yếu tố xuất phát từ bên trong như lão hoá và một số tình trạng bệnh lý cũng có thể góp phần gây khô da. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến:
1. Các yếu tố môi trường
Tiếp xúc quá lâu với các yếu tố như: ánh nắng mặt trời, thời tiết quá lạnh, hệ thống sưởi ấm trong nhà hay điều hoà chính là nguyên nhân gây khô da phổ biến mà ai cũng mắc phải.
Để cải thiện tình trạng này, mọi người nên lưu ý sử dụng những biện pháp bảo vệ như: thoa kem chống nắng phổ rộng, giữ cơ thể đủ ấm hay bật điều hoà và máy sưởi đúng cách đều có thể giúp ngăn ngừa khô da.
2. Làm sạch da quá mức
Rửa mặt và cơ thể bằng chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt là những loại chứa nhiều hóa chất có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da bị khô và dễ kích ứng. Tắm nước nóng trong thời gian dài cũng làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, khiến da trở nên khô căng và dễ bong tróc.
Để hạn chế tác nhân này, mọi người cần lưu ý khi chọn các loại sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội,…Nên chọn các loại có chứa nhiều thành phần từ tự nhiên. Đặc biệt chỉ nên tắm dưới 10 phút kết hợp sử dụng các loại kem giúp giữ ẩm và sử dụng găng tay cao su khi thực hiện tẩy rửa bát đũa, dọn dẹp nhà cừa.
3. Vấn đề tuổi tác
Tuổi càng cao thì lỗ chân lông sẽ càng tiết ra ít bã nhờn (chất nhờn giúp dưỡng ẩm và bảo vệ làn da). Sự suy giảm này thường bắt đầu ở độ tuổi 40 trở đi và từ đó, lượng bã nhờn của bạn sẽ tiếp tục giảm khiến da khô hơn.
Da tay nứt nẻ vì bị khô, nặng hơn có thể gây chảy máu.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm kem dưỡng ẩm, cấp ẩm phù hợp cho từng loại da, cần lựa chọn kỹ tránh gây dị ứng, kích ứng.
4. Hút thuốc
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo về Bệnh ngoài da và Bệnh phong, Đại học Khoa học Y khoa Tehran kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Quốc gia về Bệnh lao và Bệnh phổi của Đại học Khoa học Y khoa Shahid Beheshti đã chỉ ra rằng các hoá chất trong thuốc lá được phát hiện có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá da khiến da bạn trở nên khô hơn. Hút thuốc cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ, từ đó gây khô da.
Cách duy nhất để cải thiện khi bạn mắc phải tình trạng này đó là giảm lượng thuốc lá được tiêu thụ và dần dần bỏ thuốc nếu không muốn tình trạng da trở nên tồi tệ hơn!
5. Bệnh viêm da
Viêm da là tình trạng da bị viêm nhiễm, thường gây ngứa, đỏ và sưng. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với chất gây dị ứng như xà phòng, mỹ phẩm, hoặc do các bệnh lý có sẵn bên trong cơ thể. Hai loại viêm da phổ biến là viêm da dị ứng (hay bệnh chàm) và bệnh vẩy nến.
Người bị viêm da dị ứng thường có da khô, ngứa, xuất hiện các mẩn đỏ và vảy. Còn người bị bệnh vẩy nến thì da xuất hiện các mảng dày, vảy trắng, gây ngứa và khó chịu.
Khi gặp phải các triệu chứng nói trên, bạn cần đi khám da liễu để được tư vấn điều trị hợp lý, khoa học, không nên tự mua thuốc bôi hoặc tắm các loại nước lá theo “truyền miệng”.
6. Các bệnh lý khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì ngoài ra, một số bệnh lý và phương pháp điều trị dưới đây có thể gây khô hoặc cực kỳ khô da:
Các cách phòng ngừa khô da
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa khô da được tạp chí Health khuyên dùng:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Da khô nên lưu ý gì khi tắm?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?