Quầng thâm dưới mắt
Quầng thâm dưới mắt có thể gặp được ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở những trường hợp:
Mặc dù mệt mỏi có vẻ là lời giải thích hợp lý nhất cho tình trạng này, nhưng có một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra quầng thâm dưới mắt. Trong hầu hết các trường hợp, chúng không gây nên điều gì quá nguy hiểm và không cần các hỗ trợ về y tế.
Nguyên nhân nào gây ra quầng thâm mắt?
Có một số yếu tố góp phần gây ra quầng thâm bao gồm:
Mệt mỏi
Ngủ quá nhiều, quá mệt mỏi hoặc thức khuya hơn bình thường có thể gây ra quầng thâm dưới mắt. Thiếu ngủ có thể khiến làn da trở nên xỉn màu và nhợt nhạt, tạo điều kiện cho các mô sẫm màu và mạch máu bên dưới da lộ ra.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ bên dưới mắt, khiến chúng có vẻ như sưng húp lên. Kết quả là, quầng thâm mà bạn nhìn thấy thực sự có thể là bóng do mí mắt bị sưng lên.
Lão hóa tự nhiên là một nguyên nhân phổ biến khác của những quầng thâm bên dưới mắt. Khi tuổi tác tăng lên, làn da trở nên mỏng hơn và mất đàn hồi. Các chất béo và collagen cần thiết để duy trì độ đàn hồi của da cũng dần biến mất và khi đó, các mạch máu sẫm màu bên dưới da trở nên rõ ràng hơn khiến vùng dưới mắt trông như tối màu lại.
Nhìn chằm chằm vào màn hình tivi hoặc máy tính có thể gây tình trạng căng thẳng đáng kể cho mắt. Sự căng thẳng này có thể làm cho các mạch máu xung quanh mắt căng to hơn. Kết quả là vùng da xung quanh mắt cũng có thể bị thâm.
Phản ứng dị ứng và khô mắt có thể gây ra quầng thâm. Khi bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ giải phóng histamine như một phản ứng chống lại vi khuẩn có hại. Ngoài việc gây ra các triệu chứng khó chịu bao gồm ngứa, đỏ và sưng húp mắt - histamine còn làm cho các mạch máu giãn ra và trở nên rõ ràng hơn bên dưới da vùng mắt.
Dị ứng cũng có thể khiến tăng cảm giác muốn chà xát và gãi vùng da ngứa quanh mắt. Những hành động này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, gây viêm, sưng và vỡ mạch máu. Điều này càng dẫn đến quầng thâm dưới mắt tăng lên.
Mất nước
Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm dưới mắt. Khi cơ thể không nhận được lượng nước thích hợp, vùng da bên dưới mắt bắt đầu xỉn màu và mắt trũng xuống.
Phơi nắng quá mức
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến cơ thể sản xuất dư thừa melanin - sắc tố cung cấp màu sắc cho làn da. Quá nhiều ánh nắng mặt trời - đặc biệt là đối với mắt - có thể làm cho sắc tố ở vùng da xung quanh bị tối đi.
Tiền sử gia đình cũng đóng một phần trong việc hình thành quầng thâm dưới mắt. Đây có thể là đặc điểm di truyền được thấy sớm trong thời thơ ấu và có thể từ từ biến mất sau này. Một số vấn đề sức khỏe khác - chẳng hạn như bệnh tuyến giáp cũng có thể dẫn đến quầng thâm bên dưới mắt.
Điều trị
Điều trị tại nhà
Cách điều trị quầng thâm mắt phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Chườm lạnh. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của bọng mắt và giúp loại bỏ quầng thâm. Quấn một vài viên đá vào khăn sạch và chườm lên mắt. Bạn cũng có thể làm ẩm khăn với nước lạnh và đắp lên vùng da dưới mắt trong 20 phút.
Nâng cao đầu khi ngủ. Kê cao đầu bằng một vài chiếc gối để ngăn chất lỏng tích tụ dưới mắt.
Ngâm với túi trà. Đắp túi trà lạnh lên mắt có thể cải thiện tình trạng này. Trà có chứa caffeine và chất chống oxy hóa có thể giúp kích thích lưu thông máu, thu nhỏ mạch máu và giảm tích nước bên dưới da.
Tổng kết
Đối với nhiều người, quầng thâm chỉ là tạm thời và thường là dấu hiệu của sự lão hóa hoặc thiếu ngủ. Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp cải thiện vẻ bề ngoài của đôi mắt, và bạn cũng không nên quá lo ngại về việc những quầng thâm này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng đổi màu da hoặc sưng tấy xấu đi theo thời gian, hãy gặp bác sĩ để đảm bảo được chẩn đoán xác định chính xác vấn đề và được điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại: Lựa chọn kem dưỡng cho mắt
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.