Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để mang thai sau khi sảy thai

Để có thể mang thai sau khi đã sảy thai, trước tiên bạn phải quan tâm tới cảm xúc của bản thân. Sảy thai cũng đau đớn như khi mất người thân. Hãy tự cho mình một khoảng thời gian để đau buồn, tiếc nuối và cảm thấy thoải mái khi làm như vậy chứ không nên ép mình mang thai ngay lập tức.

Tình trạng sảy thai thực ra không hiếm và bất thường. Tuy nhiên, nhiều chị em không hiểu được điều này, nên thường cảm thấy có lỗi và bị cô lập sau khi bị sảy thai.
Điều trị y tế

Nhiều phụ nữ cần được điều trị y tế sau khi sảy thai. Nạo thai có thể được tiến hành để loại bỏ các phần thai  còn sót lại trong tử cung. Quá trình này gây đau đớn về cả thể chất và tinh thần. Do đó bạn nên tới bệnh viện  cùng với chồng hoặc người thân. 

 

Sau khi nạo thai, bác sỹ có thể cho bạn một vài loại thuốc để giúp loại bỏ toàn bộ phần còn sót lại.
Gặp bác sĩ để tìm ra cách giải quyết
Ở một số người, nguyên nhân sảy thai rất rõ ràng, như do uống rượu bia hay hút thuốc lá, nhưng số khác lại cần tới sự can thiệp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý hoặc các yếu tố ở người mẹ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, bao gồm:
  • Bệnh tự miễn như lupus
  • Phụ nữ ở độ tuổi 35 hoặc hơn, nguy cơ bị sảy thai sẽ tăng đáng kể
  • Tiểu đường không được điều trị kiểm soát chặt chẽ
  • Cổ tử cung không giữ được thai nhi do  các cơ trong cổ tử cung bị yếu
  • Nhiễm trùng vùng chậu không được điều trị, bao gồm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh tuyến giáp
  • Mất cân bằng hormone

Một số vấn đề về di truyền ở vợ hoặc chồng cũng có thể là nguyên nhân gây sảy thai, VD như trứng và tinh trùng thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể...Các nguyên nhân về di truyền có thể được bác sỹ tìm ra bằng các xét nghiệm cần thiết.

Tái sảy thai cũng là một vấn đề đáng quan tâm.  Tái sảy thai tức là sảy thai hai hoặc ba lần liên tiếp. Nếu gặp phải trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ kiểm tra tổng quát trước khi mang thai tiếp để tìm nguyên nhân tiềm tàng và có phương pháp điều trị thích hợp giúp bà mẹ có thể mang thai và sinh con an toàn trong tương lai.

Nên làm gì khi quyết định mang thai lại

Thai phụ có thể cân nhắc việc giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây sảy thai như:

  • Dùng vitamin cho mang thai trước khi mang thai lại.
  • Tránh tất cả các loại đồ uống có cồn
  • Uống cafein ít hơn 200mg/ngày (hoặc không uống một chút nào)
  • Ngừng hút thuốc
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh
Báo cho bác sĩ những triệu chứng bất thường cũng có thể ngăn chặn nguy cơ sảy thai tiếp theo. Những triệu chứng bất thường gồm:
  • chuột rút như trong kỳ kinh nguyệt
  • đau dữ dội
  • rong huyết
  • xuất huyết âm đạo

Khi nào nên mang thai tiếp

Mang thai sau khi sảy thai phụ thuộc vào tình trạng tâm lý và thể chất. Nhiều phụ nữ chỉ mất từ 4 tới 6 tuần để hồi phục thể chất, tuy nhiên, đây cũng chỉ là khoảng thời gian trung bình. Thai phụ nên cùng bác sĩ thảo luận thời điểm thích hợp để mang thai. Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ ước tính khoảng 65%  phụ nữ từng bị sảy thai đã có mang trở lại.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thấy rất khó mà quên được việc bị sảy thai, nhất là những người không được hỗ trợ nhiều về mặt tinh thần. Một số cặp vợ chồng sẵn sàng có con sau vài tháng, số khác lại phải đợi vài năm.

Thai phụ nên xem mình đã hoàn toàn hồi phục tinh thần sau khi sảy thai hay chưa, rồi mới  thảo luận các vấn đề thể chất với bác sĩ. Thời gian là liều thuốc quan trọng để hồi phục thể chất và tinh thần, đặc biệt là sau khi sảy thai. 

Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm