Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi phương tiện công cộng tới nơi làm việc thay vì lái ôtô giúp cải thiện sức khỏe

Bạn thích lái ôtô tới nơi làm việc hơn là đi phương tiện công cộng? Kết quả của một nghiên cứu mới đây có thể làm bạn đổi ý. Đi xe buýt hoặc tàu tới nơi làm việc thay vì lái ôtô có thể giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường và thừa cân.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Hisako Tsuji, giám đốc Trung tâm Kiểm tra Sức khỏe thành phố Moriguchi ở Osaka, Nhật Bản và đồng nghiệp gần đây đã công bố phát hiện trên tại Hội thảo Khoa Học năm 2015 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ở Orlando.
Cao huyết áp, thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh tim, chứng bệnh làm chết khoảng 610.000 người ở Mỹ mỗi năm.
Mặc dù hoạt động thể chất có thể giúp giảm những yếu tố nguy cơ này, tiến sĩ Tsuji và đồng nghiệp cho biết không rõ là các yếu tố trên có bị ảnh hưởng bởi phương tiện đi làm của một người hay không.
Để tìm ra câu trả lời, nghóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về 5908 người trưởng thành ở Nhật Bản. Những người tham gia nghiên cứu đã khám sức khỏe vào năm 2012, khi đó họ được khảo sát về phương tiện đi làm.
Các đối tượng được chia ra thành ba nhóm: nhóm dùng phương tiện công cộng (xe buýt hoặc tàu), nhóm đi bộ hoặc đạp xe và nhóm đi ôtô để đi làm. Độ tuổi trung bình của mỗi nhóm là từ 49-54 tuổi.
Theo các nhà nghiên cứu đàn ông có xu hướng lái ôtô đi làm nhiều hơn phụ nữ trong khi phụ nữ có xu hướng dùng phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đạp xe đi làm nhiều hơn.
So với những người lái ôtô, những người dùng phương tiện công cộng đi làm có nguy cơ thừa cân thấp hơn 44%, nguy cơ tiểu đường thấp hơn 34% và nguy cơ cao huyết áp thấp hơn 27%.
Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi thấy nguy cơ cao huyết áp, thừa cân và tiểu đường ở người dùng phương tiện công cộng cũng thấp hơn người đi bộ hoặc đạp xe đi làm.
Các nhà nghiên cứu cho biết quãng đường đi tới bến xe buýt hoặc ga tàu có thể dài hơn quãng đường người đi bộ hoặc đạp xe tới nơi làm. Điều này giải thích tại sao nguy cơ ở nhóm trước lại thấp hơn. “Nếu mất hơn 20 phút để đi bộ hoặc đạp xe tới nơi làm việc, nhiều người sẽ đi phương tiện công cộng hoặc lái ôtô ở các vùng đô thị của Nhật Bản,” tiến sĩ Tsuji cho biết.
Dựa vào các phát hiện trên, tiến sĩ Tsuji nói mọi người nên xem lại cách đi làm của mình: “Mọi người nên cân nhắc đi phương tiện cộng cộng thay vì lái ôtô như là một cách tập thể dục hàng ngày. Phát hiện này cũng khuyến khích các bác sĩ tìm hiểu về cách thức đi làm của bệnh nhân.”
Nhóm nghiên cứu thừa nhận nghiên cứu trên vẫn có một số hạn chế. Chẳng hạn, tất cả người tham gia nghiên cứu đều đến từ Nhật Bản và người Nhật ít bị thừa cân hơn người Mỹ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết có thể là những người dùng phương tiện công cộng đi làm vốn đã khỏe mạnh hơn những người dùng phương tiện khác. Như vậy họ có thể có nguy cơ cao huyết áp, thừa cân và béo phì thấp hơn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ vẫn có thể có kết quả tốt hơn nếu nghiên cứu sâu hơn nữa.
Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo vienyhocungdung.vn
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm