Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau vùng chậu có phải do lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới gần 10% chị em ở độ tuổi 20-40. Triệu chứng phổ biến nhất do lạc nội mạc tử cung là cơn đau dữ dội ở vùng chậu và bụng dưới.

Triệu chứng phổ biến nhất ở người mắc lạc nội mạc tử cung là đau vùng chậu kéo dài.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển tại các bộ phận khác ngoài tử cung. Các mô này gây viêm dính rất nhiều các cơ quan vùng chậu, đặc biệt là vòi tử cung, buồng trứng, thậm chí nội tạng lân cận.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường gặp của bệnh là cơn đau đớn ở vùng chậu và bụng dưới. Cơn đau có thể xảy ra khi đến tháng; Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục; Đau khi đại tiện, tiểu tiện; Thậm chí cơn đau mạn tính lan xuống lưng dưới và xương chậu.

Lạc nội mạc tử cung khiến chị em có chu kỳ kinh không đều, đau bụng dữ dội khi đến tháng

Lạc nội mạc tử cung khiến chị em có chu kỳ kinh không đều, đau bụng dữ dội khi "đến tháng".

Một vài triệu chứng khác của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm: Bụng chướng, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, khó mang thai.

Lạc nội mạc tử cung thường gặp nhất ở độ tuổi 30-40. Tuy nhiên, một vài yếu tố sau khiến chị em dễ mắc căn bệnh phụ khoa này gồm:

  • Chưa từng mang thai.

  • Có tiền sử gia đình (mẹ, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung.

  • Các vấn đề sức khỏe khiến khí huyết ứ trệ, ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.

  • Có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi), hoặc mãn kinh muộn (sau 52 tuổi).

Làm thế nào để cải thiện tình trạng đau bụng dưới do lạc nội mạc tử cung?

Chị em mắc lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc giảm đau, giảm viêm phù hợp, kết hợp chườm ấm

Chị em mắc lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc giảm đau, giảm viêm phù hợp, kết hợp chườm ấm.

Khi có các dấu hiệu bất thường như đã kể trên, chị em nên sớm thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị hợp lý để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh gây ra, phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Lạc nội mạc tử cung được coi là tình trạng viêm mạn tính và không có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy vậy, một số thuốc tránh thai, hormone đường uống có thể giúp làm chậm tốc độ phát triển mô lạc nội mạc, ngăn ngừa tình trạng viêm dính.

Thuốc đồng vận GnRH được dùng để điều trị lạc nội mạc tử cung, giúp ức chế sản sinh estrogen, từ đó cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng tới quá trình mãn kinh nên chị em cần sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình kiểm soát lạc nội mạc tử cung tại nhà, bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm viêm và hỗ trợ giảm đau bụng như chườm nóng, massage vùng bụng. Một số thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày như tránh tiếp xúc với chất kích thích, kiêng rượu bia, không nên nhịn tiểu quá lâu có thể giúp giảm cơn đau vùng chậu do lạc nội mạc tử cung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lạc nội mạc tử cung là gì?

Trang Vũ - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm