Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dầu - mỡ và sức khỏe trẻ em

Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt, chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Dầu - mỡ là dung môi để hòa tan các loại vitamin. cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K... cần có dầu - mỡ.

Với trẻ em dầu - mỡ là nguồn cung cấp năng lượng chính, vì số lượng thức ăn trẻ ăn ít, mà nhu cầu năng lượng cao nên trẻ phải ăn nhiều dầu - mỡ hơn người lớn (theo nhu cầu năng lượng và cân nặng) thì mới đáp ứng đủ. 1g dầu (mỡ) cung cấp 9 kcalo (1g chất bột đường hoặc protein chỉ cung cấp 4 kcalo). Vì vậy, dầu - mỡ không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của trẻ. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn lượng chất béo trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng. Từ 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng chất béo trong khẩu phần ăn cũng phải từ 40 - 45%. Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, trẻ 1 - 3 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30 - 35% tổng năng lượng khẩu phần.

Ăn thiếu chất béo là một trong những nguyên nhân bé chậm tăng cân do thiếu năng lượng. Mặt khác, chế độ ăn thiếu dầu - mỡ trẻ không hấp thu được các loại vitamin A, D, K, E... dẫn đến còi xương, chậm lớn, suy giảm miễn dịch hay ốm đau. Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.

Vậy dầu và mỡ khác nhau như thế nào? 

Dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng như nhau (1g cung cấp 9kcalo) nhưng khác nhau về thành phân các axít béo. Dầu thực vật có nhiều axít béo chưa no cần thiết cho cơ thể nhưng lại rất ít hoặc không có axít arachidonic - một axít béo chưa no cần thiết có 3 liên kết kép trong thành phần và có nhiều vai trò trong quan trọng trong cơ thể. Dầu thực vật không chứa cholesterol còn mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển, có nhiều vitamin A, D và axít arachidonic cần thiết cho cơ thể. Mỡ động vật có nhiều cholesterol, một chất cũng cần thiết với trẻ em. Với trẻ em, ngoài ăn dầu thực vật nên ăn các loại dầu chiết xuất từ mỡ cá, gan cá như dầu cá hồi, dầu gan cá tuyết có chứa nhiều các axít béo Omega-3, DHA và EPA rất tốt cho trẻ em. Dầu cá giúp quá trình phát triển não  bộ ở trẻ em, tăng cường thị giác  đồng thời có thể ngăn chặn các rối loạn hành vi và những khó khăn trong học tập của trẻ. Các loại mỡ động vật chứa nhiều axít béo no, nhiều cholesterol không tốt cho hệ tim mạch của người cao tuổi nhưng với trẻ em cholestrol là chất cần thiết tham gia cấu tạo màng tế bào và sản xuất các nội tiết tố sinh dục, thượng thận cho nên không nên loại bỏ mỡ trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, với trẻ em nên ăn nửa dầu, nửa mỡ.

Những điều cần  lưu ý

Với các loại dầu ăn cooking (dầu dùng cho chiên xào)thì cho ngay từ đầu hoặc trong khi nấu. Còn loại dầu ăn ghi trên nhãn không chiên, xào hoặc ghi là dầu trộn salad, dầu có chất béo không no như: dầu cá hồi, dầu oliu sẽ cho sau khi nấu xong, đã nhấc xuống khỏi bếp.

Dầu, mỡ sử dụng cho chiên, rán còn thừa  tốt nhất là nên bỏ đi, bởi vì sau khi qua nhiệt độ cao trong thời gian dài, các vitamin có trong dầu sẽ bị phá huỷ, làm dầu ăn giảm chất dinh dưỡng. Mặt khác, dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 180oC), các chất trong dầu sẽ gây ra phản ứng phân giải hoặc tổng hợp và sản sinh các chất an-đê-hít, axít béo tự do… là những chất rất có hại cho cơ thể.

Trong quá trình sử dụng, nên để dầu ăn ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không để ở nơi quá nóng, tránh ánh sáng và đậy kín chai sau mỗi lần sử dụng.

Khi chọn lựa các loại dầu dùng cho trẻ, chúng ta nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh tình trạng mua nhầm những loại dầu kém chất lượng, được sản xuất trôi nổi trên thị trường.

Nên chọn các loại dầu ăn đóng chai của các nhà sản xuất có uy tín.

Số lượng dầu mỡ cho trẻ trong 1 ngày bao nhiêu là đủ?

Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm: < 6 tháng tuổi: mỗi bữa ăn từ 1/2 thìa  đến 1 thìa cà phê (2,5 - 5ml).

Trẻ từ  1- 2 tuổi: mỗi bữa 7 - 10ml (1,5 - 2 thìa ).

Từ trên 2 tuổi mỗi bữa ăn 10ml (2 thìa).

Khi cho trẻ dùng bất cứ loại dầu ăn nào cũng cần ăn từ ít rồi tăng dần để xem có thích hợp hay không, trẻ có muốn ăn hay không. Khi trẻ bị tiêu chảy cần giảm lượng dầu mỡ trong các bữa ăn để giảm tiêu chảy.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI - Theo SKDS
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm