Từ thời cổ đại, móng tay đã được xem xét để chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể. Đôi khi những rắc rối mà chúng ta gặp chỉ là nhiễm nấm hoặc chấn thương, nhưng cũng có khi móng tay báo cho bạn biết những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, như vấn đề ở gan, tim và phổi.
Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt mịn màng, không có gờ rãnh hay sự đổi màu khác lạ. Nhưng nếu móng tay bạn có màu sắc, hình dạng, kết cấu, độ dày hay sự phát triển bất thường, rất có thể đây là khi bạn cần kiểm tra lại sức khỏe.
Móng tay giòn, dễ gãy
Một số trường hợp, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng,là một dạng đau đớn của viêm khớp.Dấu hiệu móng tay giòn, dễ gãy thường báo sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay.
Móng tay đổi màu
Móng tay màu vàng cảnh báo tình trạng sử dụng lâu dài sơn móng tay hoặc bệnh nấm móng.
Ngoài ra, móng tay chuyển màu vàng còn cảnh báo nguy cơ mắc bệnh vàng da do do viêm gan, nhiễm trùng xoang, vấn đề với tuyến giáp, nhiễm trùng phổi và phù bạch huyết (tình trạng tích nước mà thường xảy ra ở cánh tay hoặc chân).
Móng tay màu xanh-đen cho thấy sự nhiễm vi khuẩn thường xảy ra dưới móng.
Móng tay hơi xanh hoặc tím cho thấy cơ thể đang thiếu oxy.
Móng tay màu xám là phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc.
Móng tay màu nâu giúp bạn biết bệnh về tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng. Móng tay có một nửa trắng ở phía dưới và nửa nâu ở trên có thể là một dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch.
Móng tay màu trắng là dấu hiệu của sự lão hóa, bệnh nấm móng hoặc thiếu sắt (thiếu máu), cũng như cảnh báo một số bệnh: xơ gan, thận hoặc suy tim, đái tháo đường, cường giáp, suy dinh dưỡng.
Móng tay dày lên
Móng tay dày lên bất thường cho thấy bạn đang bị nấm móng. Móng tay vừa dày lại có màu vàng nhạt và mọc chậm cũng có thể báo hiệu các bệnh về phổi
Móng tay hình muỗng
Khi móng tay của bạn cong vào trong và nhìn hất ra, bạn có thể đang bị thiếu sắt (thiếu máu), bệnh tim và suy giáp.
Có sọc trắng qua móng tay
Khi thấy những đường chạy song song trên móng tay có thể báo hiệu bạn bị thiếu protein trong máu, hay cơ thể bị suy dinh dưỡng hoặc bệnh gan.
Vết rỗ hay lõm trên móng tay
Có thể bạn đang bị bệnh vẩy nến, eczema, rụng tóc từng vùng (rụng tóc do bệnh tự miễn dịch)
Sọc đen chạy xuống móng
Khi thấy móng tay có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên lưu ý. Cần quan sát móng tay để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, từ đó có cách xử trí kịp thời, triệt để. Điều này thường gặp ở những người da đen và có thể báo hiệu bệnh ung thư da. Loại ung thư này chỉ ảnh hưởng đến một móng tay.
Móng tay cong lên
Đây là trường hợp các móng tay cong lên một cách bất thường xung quanh ngón. Biểu hiện này có thể vô hại do tăng lưu lượng máu đến các ngón tay.
Nhưng nếu đột ngột xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu máu thiếu oxy hay các bệnh về phổi, cũng như các bệnh khác như bệnh tim, bệnh viêm ruột, bệnh gan và AIDS.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.