Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau lưng dưới: thực hiện 5 động tác giãn này

Khi bạn đang phải chịu đựng cơn nhức và đau suy nhược lưng dưới, các bài tập thể dục phù hợp như tập cơ bụng, tập aerobic hay giãn cơ là cách tốt nhất để giảm đau và giảm nguy cơ xảy ra đau lưng lần tới.

Điểm tuyệt vời của các bài giãn cơ nhẹ nhàng là bạn có thể thực hiện ngay cả khi đau – và thường làm dịu cơn đau nhanh nhất có thể. Một số lưu ý trước khi bắt đầu những bài tập này: Cố gắng giữ mỗi động tác giãn tối thiểu 10 giây và tốt nhất là 30 giây hoặc hơn. Lợi ích giảm đau sẽ tăng lên nếu bạn giữ động tác giãn được lâu hơn. Không chỉ vậy, những bài tập này sẽ khiến tâm trạng tốt hơn một khi bạn thích chúng. Thay vì thực hiện một cách dồn dập, vội vàng, bạn nên bật nhạc không lời nhẹ nhàng trong khi tập và coi như đó là thời điểm để thư giãn và phục hồi.

Tư thế đứa trẻ

Tư thế yoga rất phổ biến này sẽ nhẹ nhàng kéo giãn các cơ vùng lưng dưới, những cơ có xu hướng co lại khi bạn đau.

Bắt đầu bằng hai tay và hai đầu gối trên sàn, hai tay rộng bằng vai và hai đầu gối rộng bằng hông. Hai tay vươn ra trước mặt, duỗi thẳng cánh tay và đặt cả lòng bàn tay xuống sàn. Từ từ ngồi lên hai gót chân, hạ đầu và ngực xuống trong khi tay duỗi xa hơn. Nếu cảm thấy khó chịu, đặt một chiếc gối dưới bụng để nâng đỡ cơ thể một chút và giảm lực giãn ở cơ lưng dưới. Giữ ở đây trong vòng 20-30 giây hoặc nếu được thì lâu hơn.

Giãn cơ Mèo/Bò

Tư thế chuyển động tuyệt vời này sẽ vận động cơ lưng dưới theo hai hướng, xây dựng dựa trên Tư thế đứa trẻ giúp kéo dãn cơ co và giảm đau nhức. 

Bắt đầu bằng hai tay và hai chân trên sàn, hai tay rộng bằng vai và hai đầu gối rộng bằng hông. Cột sống nên song song với sàn ở tư thế này. Sau đó, vồng lưng lên, giãn lưng giữa hai xương bả vai – tương tự giống như một con mèo đang giãn cơ theo tư thế cong lưng lên. Giữ trong 5 giây, sau đó thư giãn và võng bụng xuống để nhẹ nhàng uốn cong lưng dưới và giữ trong 5 giây. Lặp lại mỗi động tác 30 giây hoặc hơn.

Vặn lưng dưới

Động tác này không chỉ giúp bạn giãn lưng dưới mà còn giãn cơ mông, những cơ có xu hướng co khi bạn bị đau lưng dưới, cuối cùng sẽ gây đau nhiều hơn.

Nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại và đặt hai lòng bàn chân lên sàn nhà. Hai tay dang ngang theo tư thế chữ “T”. Giữ hai vai đặt xuống sàn, nhẹ nhàng đưa hai đầu gối về một bên. Nếu cảm thấy khó chịu, đặt một chiếc gối hoặc để một chồng chăn kê các đầu gối khi bạn vặn người về mỗi bên.

Tư thế giãn đùi gấp về ngực

Tương tự với các bài tập giãn khác, tư thế này kéo giãn những cơ bị cơ ở lưng dưới.

Bắt đầu bằng việc nằm ngửa, gấp hai đầu gối và đặt  hai lòng bàn chân xuống sàn. Đưa mỗi tay vòng ra nắm lấy đầu gối cùng bên hoặc ngay dưới xương bánh chè. Chầm chậm đưa cả hai đầu gối áp về phía ngực, dùng hai tay để nhẹ nhàng kéo đầu gối lại. Giữ ở đây khoảng 20-30 giây, sau đó quay về tư thế ban đầu.

Đung đưa vùng chậu

Khi bạn đang đau lưng dưới, bạn có thể cảm thấy toàn vùng chậu như không thể di chuyển. Bài tập giãn này có thể giúp bạn bắt đầu thực hiện di chuyển đối với vùng này một cách nhẹ nhàng. 

Bắt đầu bằng cách nằm lên sàn, hai đầu gối gấp và lòng bàn chân đặt trên sàn. Cố gắng thư giãn lưng dưới, giữ ở tư thế trung tâm (tức là bạn sẽ cảm thấy lưng dưới uốn nhẹ khi đặt đầu ngón tay dưới lưng). Sử dụng cơ bụng để mở thẳng lưng dưới và nhấc lưng ra khỏi sàn bằng cách nâng vùng chậu lên một chút. Lặp lại 12 – 15 lần.

Tìm hiểu thêm về Yoga giúp giảm căng thẳng như thế nào?

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm