Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cho thấy đường huyết đang không được kiểm soát

Khi bạn bị tiểu đường typ 2, mục tiêu chính của bạn sẽ là kiểm soát được lượng đường huyết. Nếu bạn không kiểm soát được lượng đường huyết, nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm (đột quỵ, bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, mù lòa) sẽ tăng lên rất nhanh.

Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, bạn có thể sẽ không biết được rằng lượng đường huyết của mình không được kiểm soát. Không phải mọi người sẽ có triệu chứng giống nhau, một số người thậm chí sẽ không xuất hiện dấu hiệu nào cả.

Vì việc duy trì mức đường huyết thích hợp là rất quan trọng cho sức khỏe chung của bạn, do vậy, bạn nên lập kế hoạch thay đổi lối sống và chế độ ăn, nếu bạn nghĩ rằng lượng đường huyết của mình đang không được kiểm soát. Vì những triệu chứng của bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể sẽ không xuất hiện cho đến khi tình trạng tăng đường huyết kéo dài, do vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng glucose và điều chỉnh thuốc tiểu đường dựa vào kết quả kiểm tra. Dưới đây là những dấu hiệu của việc đường huyết không được kiểm soát.

Khát nước nhiều hơn và thường xuyên đi tiểu

Một dấu hiệu rất phổ biến nhưng lại vô cùng tinh tế của việc tăng đường huyết là thường xuyên cảm thấy khát nước và cần uống nhiều nước hơn bình thường. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, còn gọi là đa niệu, sẽ xảy ra khi glucose hình thành tron gmáu và thận sẽ phải làm việc vất vả hơn để loại bỏ lượng glucose thừa. Nếu thận của bạn không thể hoạt động và duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường, lượng đường thừa sẽ được thải ra qua nước tiểu. Và bạn có thể sẽ bị mất nước và chóng mặt.

Đói nhiều hơn nhưng vẫn sụt cân

Rất nhiều người không kiểm soát được lượng đường huyết thấy rằng họ thường xuyên cảm thấy đói, một triệu chứng còn được gọi là chứng ăn quá độ. Và mặc dù bạn đã ăn nhiều hơn bình thường, nhưng bạn vẫn bị sụt cân mà không vì một lý do cụ thể nào cả nếu lượng đường huyết của bạn quá cao. Vì cơ thể bạn không thể nạp năng lượng từ nguồn “nguyên liệu yêu thích” là glucose, nên cơ thể buộc phải chuyển hóa năng lượng từ những nguồn khác, là cơ và mỡ. Khi cơ thể bắt đầu phá vỡ cơ và mỡ để chuyển hóa thành năng lượng, bạn sẽ bị sụt cân không rõ lý do và không tốt cho sức khỏe. Ngoài việc thay đổi cân nặng và cảm giác ngon miệng, bạn còn có thể nhận thấy các cơ bắp của mình yếu hơn và thường xuyên bị choáng, ngất hơn.

Mệt mỏi

Mệt mỏi và rất suy nhược là những triệu chứng khác của tình trạng đường huyết không được kiểm soát. Và những triệu chứng này có thể khiến bạn không nghĩ là do bệnh tiểu đường typ 2 gây ra, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Khi cơ thể bạn không thể chuyển hóa insulin như bình thường hoặc không có đủ lượng insulin, thì đường sẽ lưu lại trong dòng máu lâu hơn, thay vì đi vào trong các tế bào để được chuyển hóa thành năng lượng. Tế bào thiếu năng lượng cũng đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu năng lượng và trở nên mệt mỏi, suy nhược.

Nhìn mờ

Bạn có thể nhận thấy thị lực của mình không còn rõ như trước và mọi thứ có vẻ mờ hơn trước một chút. Lượng đường huyết tăng cao có thể dẫn đến tình trạng sưng thấu kính trong mắt do chất lỏng bị rò rỉ vào bên trong. Việc này sẽ làm thay đổi hình dạng thấu kính, khiến thấu kính của mắt không thể nhìn tập trung vào một điểm được, dẫn đến nhìn mờ. Bạn có thể thấy mình sẽ gặp khó khăn khi lái xe, làm việc và thường xuyên bị đau đầu.

Vết loét lâu lành

Các vết cắt, vết xước, vết bầm tím trên da và các vết thương khác sẽ lâu lành hơn vì lượng đường huyết tăng cao, theo trung tâm y tế của Đại học Maryland. Tiểu đường có thể gây ra những tổn thương và ảnh hưởng đến tuần hoàn, đặc biệt là vùng phía dưới chân và bàn chân, khiến những vết thương sẽ lâu lành hơn do không đủ máu nuôi dưỡng. Kể cả những vết thương rất nhỏ cũng có thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, tình trạng nhiễm trùng thậm chí còn có thể diễn biến rất nghiêm trọng, khiến bạn phải cắt bỏ chân. Nếu bạn bị loét ở chân, bạn có thể sẽ nhận thấy nhiều dịch lỏng thấm vào tất của mình hơn và thậm chí lượng dịch này còn có mùi khó chịu nữa.

Thay đổi về da

Ngoài những triệu chứng trên, nhiễm trùng, đổi màu da và u nhú có thể là những dấu hiệu của tăng đường huyết. U nhú lành tính trên da có thể hình thành ở các nếp gấp da, đặc biệt là nếu bạn bị thừa cân. Những vùng da mỏng trở nên tối màu và dày hơn (còn được gọi là bệnh hay hội chứng gai đen - acanthosis nigricans) có thể sẽ hình thành ở phía sau cổ hoặc ở bàn tay, nách, mặt hoặc các vùng da khác và là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin. Những vết phồng rộp, nhiễm trùng,  các tình trạng da đổi màu và các bất thường khác trên da có thể là những dấu hiệu cảnh bảo tình trạng tăng đường huyết. Do vậy, bạn nên đến gặp bác sỹ nếu những triệu chứng này xuất hiện.

Tê bì và ngứa râm ran

Glucose không được kiểm soát có thể dẫn đến các tổn thương về thần kinh (các bệnh về thần kinh). Những gì bạn cảm thấy sẽ là cảm giác ngứa râm ran hoặc thậm chí là tê bì ở bàn tay, bàn chân, theo Viện Tiểu đường và các bệnh về tiêu hóa, bệnh thận Hoa Kỳ. Một số người cũng sẽ cảm thấy đau ở bàn tay và bàn chân. Mặc dù các bệnh về thần kinh thường phổ biến nhất ở những người đã mắc tiểu đường trong thời gian dài, nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất cứ ai không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm