Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau bụng khi “đến tháng”, dùng thuốc gì?

Nhiều người khi đến kỳ kinh có triệu chứng đau thắt vùng bụng dưới. Nguyên nhân là khi đến kỳ kinh, có thể nữ giới giải phóng prostaglandin khiến cho nồng độ hormon này tăng cao.

Prostaglandin không chỉ gây co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy quá trình co bóp của các mạch máu trong đó khiến các cơn đau càng dữ dội hơn. Thông thường các cơn đau bụng kinh sẽ diễn ra dữ dội trong 1-2 ngày đầu và giảm dần triệu chứng trong những ngày sau. Đau bụng kinh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày.

Các thuốc có thể dùng

Thuốc giảm đau đơn thuần: Thuốc giảm đau đơn thuần có thể dùng đó là paracetamol. Đây không phải là thuốc kháng lại với prostaglandin (thủ phạm gây đau bụng kinh) nên có thể dùng trong trường hợp đau nhẹ. Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc khác. Tuy nhiên khi dùng thuốc này cần chú ý: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa paracetamol, hơn nữa đây cũng là loại thuốc có rất nhiều dạng dùng... vì thế người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng nhiều sản phẩm cùng lúc đều chứa hoạt chất này, sẽ gây quá liều, hại gan. Đối với liều điều trị thuốc tương đối an toàn (trừ những người có vấn đề về gan phải dùng thận trọng). Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc. Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.

Khi đau bụng kinh có thể dùng túi nước nóng để chườm bụng.

Khi đau bụng kinh có thể dùng túi nước nóng để chườm bụng.

Ngoài ra, paracetamol còn được phối hợp với thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Sự kết hợp này có tác dụng hiệp đồng giúp giảm đau nhanh chóng.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm này bao gồm các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen, piroxicam... Các thuốc này có tác dụng ức chế cyclo-oxygenase (COX) nên ức chế tổng hợp prostaglandin và là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ, nên người dùng thuốc cần thận trọng. Bất lợi thường gặp nhất như ù tai, kích ứng dạ dày và loét dạ dày... Vì thế, không nên dùng các thuốc này ở những người bị loét tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Những người bị hen phế quản, bệnh thận hoặc đang bị mất nước cũng không nên dùng các thuốc này. Riêng với aspirin không dùng với trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye (hội chứng tổn thương não cấp tính và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng - não, thận, tim, nhất là gan. Bệnh rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao).

Khi dùng thuốc nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Không phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì sẽ làm tăng độc tính của nhau. Nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc chống co thắt: Alverin là một trong những thuốc có tác dụng chống co thắt, giúp giảm đau do co thắt cơ nên được dùng trong đau bụng kinh. Thuốc có thể dùng theo đường uống (với dạng viên nén, viên nang) hoặc đặt hậu môn (với dạng viên đạn đặt hậu môn). Không dùng thuốc trong các trường hợp: Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, tắc ruột hoặc liệt ruột, tắc ruột do phân, mất trương lực đại tràng... Khi dùng thuốc, người dùng có thể thấy buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng... Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ, không cần phải xử trí. Trong trường hợp ngứa, phát ban cần ngừng thuốc và theo dõi phản ứng phản vệ (mặc dù phản ứng này rất hiếm xảy ra).

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc bổ đa sinh tố và muối khoáng, thuốc bổ chứa chất sắt, canxi, vitamin nhóm B...

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giảm đau bụng kinh, có thể dùng một trong các cách không dùng thuốc sau:

Lấy một bình nước nóng hoặc một túi nước nóng áp lên vùng bụng dưới để giúp làm giảm cơn đau; uống nhiều nước, hạn chế dùng nhiều muối và cà phê nhằm tránh tình trạng giữ nước và đầy hơi, gây đau; tập thể dục đều đặn làm tăng tuần hoàn trong vùng chậu và làm giảm cường độ cơn đau bụng; nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ hành kinh.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 2 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, hãy đến bác sĩ để khám, tư vấn và xử trí thích hợp...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại đau bụng kinh báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
DS. Hoàng Thu Thủy - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm