Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh là do sự sản xuất prostaglandin, chất gây co được tạo ra từ tử cung. Khi bạn có những cơn co thắt tử cung mạnh, nguồn cung cấp máu cho tử cung sẽ bị ngừng trong giây lát, làm mất cung cấp oxy cho tử cung và khiến bạn bị đau bụng kinh.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì? Hầu hết phụ nữ đều đặt câu hỏi này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Có vẻ như khi nói đến kì kinh, đau quặn nhẹ, đầy hơi và khó chịu là những dấu hiệu vô cùng quen thuộc với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau quá nhiều, chảy máu nhiều, mệt mỏi trầm trọng và các triệu chứng khác thì đó không còn là điều bình thường nữa.

Với đau bụng kinh, những cơn đau từ nhẹ đến vừa xuất hiện trong 24h đầu khi bắt đầu kì kinh và kéo dài trong nhiều ngày. Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm:

  • Đau âm ỉ, liên tục
  • Đau bụng lan xuống phần lưng dưới và đùi
  • Đau nhói hoặc đau quặn trong tử cung của bạn trong suốt chu kì

Một số phụ nữ cũng xuất hiện:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đi ngoài phân lỏng
  • Buồn nôn

Nhưng những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì? Đau bụng kinh thường được phân loại là “đau bụng kinh nguyên phát”, là do sự sản xuất prostaglandin, chất gây co được tạo ra từ tử cung. Khi bạn có những cơn co thắt tử cung mạnh, nguồn cung cấp máu cho tử cung sẽ bị ngừng trong giây lát, làm mất cung cấp oxy cho tử cung và khiến bạn bị đau bụng kinh. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị đau bụng kinh nặng có cơn co thắt tử cung mạnh hơn những người khác khi sinh con.

Có một số bệnh như lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu có liên quan đến đau bụng kinh. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể gây sẹo ống dẫn trứng của bạn, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm sử dụng dụng cụ tử cung (IUD), u xơ tử cung, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nếu bạn bị đau bụng kinh, dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà cần cân nhắc:

  • Bổ sung chế độ ăn uống: Một số báo cáo phát hiện rằng thực phẩm bổ sung tự nhiên có chứa axit béo omega-3 và magiê có thể làm giảm đau.
  • Thư giãn: Trong khi stress có thể làm tăng tình trạng đau bụng kinh thì thiền và các bài tập thư giãn của bạn có thể làm giảm mức độ đau
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất, đặc biệt là yoga, có thể làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • Nhiệt: Thử sử dụng miếng chườm ấm trên bụng của bạn trong suốt chu kì. Một số người thấy tác dụng giảm đau trong chu kì bằng cách ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc vòi sen.
  • Ngừng hút thuốc và tránh uống rượu. Cả hai đã được chứng minh có thể làm cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn nhiều.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2017 trên tạp chí Bodywork and Movement Therapies cho rằng những phụ nữ tập yoga 30 phút mỗi ngày, hai ngày một tuần, trong 12 tuần tại nha có một sự cải thiện đáng kể về tình trạng đau bụng kinh và thể lực trên nhóm chứng. Một nghiên cứu khác, được công bố vào tháng 1 năm 2017 trên tạp chí Alternative and Complementary Medicine, phát hiện ra rằng tập yoga Hatha có liên quan đến việc giảm mức độ đau vùng chậu mạn tính ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Nếu bạn bị đau bụng đáng kể khi đến chu kì, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn, vì đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là bảy nguyên nhân được biết là gây đau bụng kinh mãn tính.

Lạc nội mạc tử cung:

Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề phụ khoa trong đó mô tạo thành niêm mạc tử cung - nội mạc tử cung - được tìm thấy bên ngoài tử cung trên các cấu trúc khác trong xương chậu, bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, sàn chậu và trong các trường hợp nặng hơn, là ruột, cơ hoành, gan, phổi, và thậm chí cả bộ não. Hiện nay vẫn chưa rõ tại sao lạc nội mạc tử cung sẽ gây đau bụng kinh.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra dính, viêm mãn tính, u nang đầy máu, và chảy máu trong - tất cả đều có thể dẫn đến đau vùng chậu.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung

Lạc nội mạc trong cơ tử cung giống như bệnh lạc nội mạc tử cung, thay vì nội mạc tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung, nó được tìm thấy ở sâu bên trong cơ tử cung. Ở phụ nữ bị gặp vấn đề này, “tử cung hoạt động như một cơ bị thâm tím. Các triệu chứng của lạc nội mạc trong cơ tử cung bao gồm đau bụng và đau khi giao hợp, có thể bị tổn thương cho đến một hoặc hai ngày sau.Vấn đề này thường xuất hiện ở phụ nữ trên 30 đã có con và cũng có xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.

U xơ tử cung

Cứ 4 phụ nữ thì sẽ có 3 phụ nữ bị u xơ tử cung, nhưng hầu hết sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. U xơ có kích thước từ nhỏ đến lớn đủ để phá vỡ hình dạng của tử cung.

U xơ tử cung có thể làm thay đổi kì kinh bằng việc tăng không chỉ số lượng máu mà còn cả mức độ đau bụng. Nguyên nhân là do trong kì kinh tử cung co thắt để tống một lượng lớn máu cục dẫn đến ra máu nhiều. May mắn là u xơ không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và hiếm khi chuyển dạng thành ung thư.

Dung cụ tử cung chứa đồng

Dụng cụ tử cung chứa đồng thường không đặt vĩnh viễn, là một biện pháp tránh thai không chứa hormone có thể hiệu quả tới 10 năm. Dụng cụ này được bác sĩ đặt vào buồng tử cung, có tác dụng giải phóng đồng liên tục làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng và ngăn ngừa trứng làm tổ.

Dụng cụ tử cung chứa đồng khác với dụng cụ tử cung chứa progestin, có thể khiến ra máu kinh nhiều hơn và đau bụng hơn, đặc biệt là những chu kì đầu sau khi đặt.

Nhưng cần cẩn thận vì nếu bạn đặt dụng cụ tử cung chứa đồng trong nhiều năm và đột nhiên đau bụng kinh dữ dội, hãy tìm những nguyên nhân khác. Dụng cụ này có thể không phải là thủ phạm.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nữ thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị. Nếu không được điều trị, viêm vùng chậu có thể gây viêm, sẹo, đau bụng kinh, và vô sinh.

Viêm vùng chậu thường xảy ra vì các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể tạo ra mô sẹo và bám dính ở vùng xương chậu. Trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, các hormon ảnh hưởng đến tử cung và các cấu trúc xung quanh - bao gồm mô sẹo và các vết dính - có thể làm tăng viêm, chảy máu và đau. Nếu phát  hiện sớm, viêm vùng chậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng thuốc kháng sinh sẽ không thay đổi bất kỳ tổn thương cấu trúc nào do nhiễm trùng. Bạn nên quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, đặc biệt nếu bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng.

Những bất thường về cấu trúc có thể dẫn đến đau bụng kinh và vô sinh

Trong khi thai nhi vẫn còn trong tử cung của người mẹ, tử cung của thai phát triển từ hai cấu trúc được gọi là ống dẫn Müller. Trong một số trường hợp, tử cung không hình thành chính xác, có thể gây ra vô sinh, đau bụng kinh, và đau khi giao hợp. Đối với những phụ nữ có dị tật cấu trúc - như tử cung đôi (hai tử cung dẫn đến cổ tử cung), vách ngăn tử cung (tử cung bình thường với một dải xơ mô chia đôi tử cung), tử cung một sừng (tử cung phát triển từ chỉ một ống Müllerian), tử cung kép (hai tử cung, hai cổ tử cung, và một vách ngăn, hoặc màng, phân chia kênh âm đạo) – đau bụng kinh bắt nguồn từ việc tắc nghẽn và màng phân chia tử cung và âm đạo.

Đau bụng kinh có thể không giải thích được do khiếm khuyết cấu trúc hoặc chức năng, còn được gọi là đau bụng kinh nguyên phát, xảy ra ở một số thời điểm trong gần một nửa số phụ nữ có kinh nguyệt. Những cơn co thắt này là do tăng prostaglandin -  hoặc mất cân bằng prostaglandin - các axit béo giống hormon kích thích tử cung co bóp. Những thay đổi ở mức prostaglandin có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dữ dội và thường xuyên hơn, chèn ép các mạch máu gần đó và giảm oxy cung cấp cho tử cung, gây đau bụng và khó chịu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại đau bụng kinh báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

 

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth)
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm