Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đậu bắp chữa tiểu đường, là 'Viagra' cho quý ông nhưng cực độc với những người này

Đậu bắp không chỉ là một món ăn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể cải thiện hệ miễn dịch, có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường, làm đẹp da, tăng cường sinh lý cho quý ông... Tuy nhiên đậu bắp có thể trở thành món ăn có hại, 'đại kỵ' với một số người mắc các bệnh lý sau đây

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe

Đậu bắp có tác dụng trị tiểu đường

Quả đậu bắp có tác dụng rất tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu của chúng ta. Bởi trong các thành phần của đậu bắp, chất xơ chiếm một phần lớn. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường, tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, ăn đậu bắp có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đây là bài thuốc hữu hiệu mà nhiều người áp dụng sử dụng cho các bữa ăn hằng ngày.

Đậu bắp chữa bệnh khớp

Ăn đậu bắp tốt cho xương khớp bởi chất nhầy có trong loại quả này. Trong các thành phần dưỡng chất của đậu bắp, có các dưỡng chất được xem là tốt cho xương khớp như vitamin K, folate. Đây là các dưỡng chất có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa, phòng chống bệnh loãng xương.

Với công dụng này, tuy không phải là một bài thuốc đặc trị bệnh khớp nhưng đậu bắp cũng được bổ sung vào các món ăn tốt dành cho xương khớp của rất nhiều người.

Làm đẹp da

Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.

Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Một người bị thiếu máu có thể nhận được những lợi ích của loại rau này từ nước ép của nó. Nguyên nhân vì đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan và magiê… giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể.

Chữa ho và viêm họng

Nước ép đậu bắp cũng được sử dụng để điều trị đau họng và ho nặng. Một người bị đau họng và ho có thể thưởng thức nước ép đậu bắp. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng của đậu bắp sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.

Cải thiện sinh lý phái mạnh

Một nghiên cứu gần đây cho biết đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng. Điều này đã góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh.

Giảm mức cholesterol

Đậu bắp có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, do đó có thể giúp cơ thể giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên loại nước ép này có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và bảo vệ trái tim của bạn.

Hạn chế bệnh tim mạch

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.

Giảm triệu chứng hen suyễn

Trong đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn. Do đó, khi dùng đậu bắp thì bạn sẽ đỡ khó chịu hơn với các triệu chứng hen đồng thời giảm khả năng bị hen suyễn.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhờ nguồn vitamin K và folate dồi dào trong đậu bắp, loại thực phẩm này cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương, tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe hơn và phòng bệnh loãng xương. Đậu bắp không chỉ dùng để ăn mà uống nước đậu bắp cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Những người cần tránh ăn đậu bắp

Theo kinh nghiệm ẩm thực, nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.
Bệnh nhân có vấn đề về đường ruột
Đậu bắp chứa nhiều fructan - một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những bệnh nhân vốn có vấn đề về đường ruột. Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và một số bệnh đường ruột khác dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructan cao như đậu bắp. 
Người viêm khớp, đau khớp nhạy cảm với thành phần solanine
Đậu bắp chứa solanine vốn có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một tỉ lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này. Solanine cũng hiện diện trong khoai tây, cà chua, cà tím, dâu tây và atisô. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề xuất nên hạn chế dùng solanine và điều ngược lại dường như có ý nghĩa hơn là rau quả nói chung kéo giảm tình trạng viêm.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao có tác dụng ngược đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin - là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa kết tụ huyết khối làm nghẽn đường dẫn máu vào tim hoặc não. Vitamin K cũng bị xem là trợ giúp cho huyết khối hình thành, làm cho đường truyền máu tới tim hoặc não bị tắc nghẽn cực nguy hiểm.
Người bị sỏi thận
Những ai từng mắc sỏi thận cũng đều tránh dùng quả đậu bắp bởi vì quả đậu bắp có chứa lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bài thuốc từ lá mơ lông tốt hơn dùng thuốc

Hòa Thuận - Theo Báo Tiền Phong
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

Xem thêm