Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lưu ý cho người mắc bệnh tiểu đường trong mùa dịch COVID-19

Những người mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cũng như gặp biến chứng nặng hơn khi mắc COVID-19.

Theo một tuyên bố của Hiệp hội Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE), những người trên 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác đặc biệt có nguy cơ cao mắc COVID-19 .

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trong số những người nhập viện vì bệnh nặng, 22,2% đến 26,9% bệnh nhân có bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường và nồng độ glucose máu cao có liên quan đến nguy cơ gia tăng các biến chứng như suy hô hấp và tử vong ở bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Bệnh tiểu đường và nguy cơ với COVID-19

Các nhà nghiên cứu chưa rõ nguyên nhân tại sao những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và khi nhiễm bệnh thì có nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn những người khác.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy trong số hơn 72.000 trường hợp COVID-19 ở Trung Quốc, những người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp ba lần những người không mắc bệnh tiểu đường ( khoảng 7% so với khoảng 2%.)

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
COVID-19 là một dịch bệnh mới, vì vậy kiến ​​thức về cơ chế bệnh bị hạn chế và cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, CORONA virus gắn với các tế bào đích thông qua men chuyển đổi Engiotensin II (ACEII). Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và 2, được dùng thuốc ức chế chuyển đổi men Engiotensin I và II, cũng như ức chế thụ thể của enzyme này, có thể làm tăng cường hoạt động của men ACEII, dẫn đến tăng hoạt tính của virus.

Những người mắc bệnh tiểu đường - đặc biệt là tiểu đường type 1- khi bị nhiễm virus có khả năng nhiễm toan cao hơn, dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, tử vong ở những người mắc COVID-19.

Cách đối phó với COVID-19

Lựa chọn tốt nhất là chuẩn bị đủ liều insulin cho 90 ngày nếu có thể. Nếu có thể, bạn có thể đặt mua thuốc trực tuyến  tại những nhà thuốc tin cậy. Ngoài ra, nếu bạn bạn có lịch khám lại, hãy thử xem buổi khám của mình có thể thực hiện trực tuyến hay không.

Ngoài insulin, những người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 giống như mọi người: đặc biệt chú ý rửa tay kỹ, khử trùng bề mặt, thực hành giãn cách xã hội và tự cách ly càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa mắc bệnh như sau:

  • Duy trì mức đường huyết trong tầm kiểm soát. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết.
  • Ăn uống lành mạnh. Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân và duy trì đủ lượng protein là cần thiết. Ngoài ra, cần bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất.
  • Tập thể dục. Tập thể dục có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Bạn có thể chạy bộ nhưng đừng đến phòng tập thể dục hoặc tham dự các hoạt động nhóm khác.
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi: Vaccince phòng viêm phổi có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát sau khi nhiễm virus đường hô hấp (mặc dù các nhà nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu về COVID-19 vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng).

Phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng bạn bị nhiễm COVID-19

Nếu bạn bị tiểu đường và nghĩ rằng bạn có thể đã mắc COVID-19, bước đầu tiên bạn nên làm là liên hệ với cơ quan y tế và chuẩn bị cách ly.

Nếu bạn tự cách ly tại nhà, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể. Theo dõi mức tiêu thụ chất lỏng và kiểm tra mức glucose và ketone niệu của bạn.

Hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên cả ngày lẫn đêm (cứ sau 2- 3 giờ; nếu sử dụng CGM, hãy theo dõi thường xuyên). Nếu đường huyết của bạn cao (glucose>240mg /dl) 2 lần liên tiếp, hãy kiểm tra ketone niệu để tránh nhiễm toan do tiểu đường.

Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19. Ngoài những điều này, nếu bạn có các triệu chứng, hãy coi như đó là một trường hợp tệ hơn của bệnh cúm.

Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các loại thuốc và vật tư y tế không cần kê đơn để điều trị sốt và các triệu chứng khác. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 vấn đề khiến việc chống lại COVID-19 khó khăn hơn

 

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm