Sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 (dịch COVID-19) đang khiến cuộc sống của tất cả chúng ta có những thay đổi nhất định. Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, buồn bã, chán nản, cô đơn hay thất vọng.
Nhưng hãy nhớ rằng, những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường và mỗi người sẽ phản ứng một cách khác nhau. Tình trạng này chỉ là tạm thời và những cảm giác khó khăn này sẽ qua đi đối với hầu hết chúng ta.
Có một số điều đơn giản bạn có thể làm để giúp chăm sóc sức khỏe và tinh thần trong thời điểm khó khăn này. Những điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực, đủ năng lực để có thể chăm sóc bản thân và những người bạn yêu quý.
Dưới đây là 10 cách bạn có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe và tinh thần nếu bạn lo lắng về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2.
Luôn kết nối với mọi người
Duy trì mối liên kết với những người thân là một điều quan trọng, vì vậy hãy nghĩ về cách bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè và gia đình trong khi phải ở nhà.
Bạn có thể thử gọi điện thoại, gọi video hoặc sử dụng mạng xã hội cho bạn bè và người thân của mình thay vì gặp gỡ trực tiếp.
Chia sẻ về những lo lắng của mình
Nếu bạn cảm thấy một chút lo lắng, sợ hãi hoặc bất lực về tình hình hiện tại thì đó cũng là một điều rất đỗi bình thường. Hãy nhớ rằng: bạn có thể chia sẻ mối quan tâm lo lắng của mình với những người mà bạn tin tưởng và điều đó cũng có thể giúp họ.
Nếu bạn không thể nói chuyện với ai đó mà bạn biết hoặc bạn thấy làm như vậy không có hiệu quả thì thay vào đó bạn có thể tìm đến các đường dây trợ giúp.
Hỗ trợ và giúp đỡ người khác
Giúp đỡ người khác có thể mang lại lợi ích cho bạn cũng như người được giúp, vì vậy hãy cố gắng cảm thông với những mối bận tâm, lo lắng hoặc những hành vi của mọi người xung quanh tại thời điểm này.
Hãy nghĩ về những điều bạn có thể làm để giúp đỡ những người xung quanh. Bạn có thể nhắn tin cho một người bạn hoặc thành viên gia đình ở gần bạn? Hoặc tìm hiểu xem có nhóm cộng đồng nào bạn có thể tham gia để hỗ trợ những người khác tại địa phương không?
Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng mọi thứ vẫn nên tuân theo hướng dẫn của các cơ quan y tế để giữ an toàn cho bạn và mọi người xung quanh.
Luôn trong trạng thái sẵn sàng
Làm việc ở nhà sẽ giúp bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng và ít lo lắng hơn. Hãy suy nghĩ trong một tuần tới nếu bạn làm việc ở nhà thì công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và bạn cần làm gì để giải quyết vấn đề đó?
Nếu bạn chưa suy nghĩ đến vấn đề này, hãy trao đổi với sếp của mình để biết về chế độ nghỉ ốm và nắm được các thông tin cần thiết khi bạn ở nhà.
Bạn cũng có thể nghĩ về những người bạn có thể nhận trợ giúp tại địa phương cũng như những người bạn biết và những nhóm cứu trợ tại địa phương. Và hãy luôn nhớ rằng tình trạng này chỉ là tạm thời.
Chăm sóc cơ thể của bạn
Sức khỏe thể chất có tác động lớn đến cảm xúc của một người. Sự lo lắng về dịch bệnh sẽ khiến bạn nhận thấy bản thân có thể có hành vi không lành mạnh và cảm thấy tồi tệ hơn.
Hãy cố gắng ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Tránh hút thuốc và không uống quá nhiều rượu.
Bạn có thể rời khỏi nhà, một mình hoặc với các thành viên trong gia đình để tập thể dục mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, chạy thể dục hoặc đạp xe. Nhưng hãy giữ một khoảng cách tối thiểu 2 mét với những người khác để đảm bảo an toàn. Bạn cũng có thể thử các bài tập thể dục tại nhà 10 phút mỗi ngày.
Cập nhật tin tức từ những nguồn tin cậy
Hãy luôn cập nhật tin tức từ những nguồn tin cậy và kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin bạn thấy trên facebook, các mạng xã hội khác hoặc từ những người khác.
Bên cạnh đó, cân nhắc chọn lọc các thông tin trước khi chia sẻ cho người khác vì các thông tin sai lệch hay tin giả cũng sẽ ảnh hưởng đến người được bạn chia sẻ thông tin.
Bạn cũng nên cân nhắc giới hạn thời gian đọc hoặc nghe tin tức về dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông xã hội và tắt thông báo tin tức trên điện thoại của bạn.
Hãy chọn cho mình một khoảng thời gian cụ thể trong ngày để cập nhật tin tức mỗi ngày hoặc giới hạn số lần bản thân kiểm tra tin tức mỗi ngày.
Vượt qua những cảm xúc tiêu cực
Lo lắng về sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên sự lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Hãy cố gắng tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như hành vi của bản thân, người bạn nói chuyện cùng và nguồn tin tức bạn nhận được.
Bạn có thể thừa nhận rằng có một số thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, nhưng nếu những suy nghĩ liên tục về dịch bệnh đang khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc choáng ngợp, hãy tham khảo những hướng dẫn về cách giảm căng thẳng từ các cơ quan y tế.
Làm những việc bạn thích
Khi cảm thấy lo âu, ta thường ngưng làm những điều mình thích. Tuy nhiên, trong thời điểm này, hãy thử tập trung vào sở thích của mình, thư giãn trong nhà hoặc kết nối với người khác có thể sẽ giúp bạn giải tỏa cảm giác lo lắng.
Nếu bạn không thể làm những việc bạn yêu thích vì bạn đang phải ở nhà, hãy nghĩ xem bạn nên làm gì để có thể thích nghi, hoặc thử làm một điều gì đó mới mẻ.
Có rất nhiều hướng dẫn và khóa học miễn phí trực tuyến, và mọi người đang nghĩ ra những cách mới đầy sáng tạo như tổ chức các buổi hòa nhạc trực tuyến.
Tập trung vào hiện tại
Tập trung vào hiện tại, thay vì lo lắng về tương lai, có thể giúp bạn tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực và cải thiện tình trạng hiện tại. Thiền cũng có thể giúp một số người đối phó với cảm giác lo lắng.
Chú ý đến giấc ngủ
Một giấc ngủ tốt tạo ra sự khác biệt lớn về tinh thần và thể chất, vì vậy điều quan trọng là phải ngủ đủ giấc.
Hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ đều đặn và các thói quen tốt cho giấc ngủ- như tránh sử dụng TV, điện thoại trước khi đi ngủ, cắt giảm lượng caffeine và tạo cho mình một môi trường nghỉ ngơi hợp lý.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 cách để bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn chống lại COVID-19
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.