Thực hiện Chỉ thị 16: Số ca mới mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng nhanh đã bị chặn đứng
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 sáng ngày 13/4 cho biết, đến nay đã nhận 262 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 10 trường hợp ghi nhận tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội; không ghi nhận trường hợp mắc mới liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Trường Sinh và quán bar Buddha.
Ghi nhận 144 trường hợp đã khỏi bệnh (trong đó 128 trường hợp tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế); 118 bệnh nhân đang được điều trị tại 14 cơ sở khám, chữa bệnh; 03 bệnh nhân diễn biến rất nặng (số 20,91,161) đang được điều trị tích cực; 25 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 16 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).
Thông tin của Ban Chỉ đạo cũng cho biết, kể từ khi triển khai Chỉ thị 16, số ca mới mắc đang có xu hướng gia tăng nhanh theo ngày đã bị chặn đứng và đi ngang ở mức rất thấp, điển hình có 2 ngày chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới.
Tỷ lệ mới mắc trong vòng 10 ngày trước khi thực hiện Chỉ Thị 16 giảm xuống nhanh và rõ rệt so với 10 ngày sau khi thực hiện: từ 82% xuống còn 25%.
Một số ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát như ổ dịch liên quan Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai (đã dỡ cách ly kể từ 0 giờ ngày 12/4/2020) và quán bar Buddha.
Đây là khoảng thời gian để giảm tối đa các chỉ số di chuyển của xã hội, cắt đứt chuỗi lây lan của dịch bệnh, đồng thời ngày 8-4 đánh dấu lần đầu tiên đảo chiều tương quan giữa số ca khỏi bệnh (50.2%) so với số ca đang nhiễm bệnh (49.8%). Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đến ngày 12/ 4 đã đạt 55%.
Triển khai các biện pháp giải quyết các ổ dịch
- Đối với ổ dịch ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội: Sở Y tế Hà Nội đã điều động 15 đội phản ứng nhanh hỗ trợ khoanh vùng, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm từ ngày 12/4/2020, đã tiến hành lập 9 chốt kiểm soát tại khu vực ổ dịch, tiến hành khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 10.872 người (2.973 hộ dân) từ ngày 08/4/2020 đến hết ngày 05/5/2020 (28 ngày).
- Tổng số mẫu F1 liên quan đến các trường hợp dương tính đã lấy: 361 mẫu (04 mẫu dương tính, còn lại đều âm tính).
- Lấy 10.013 mẫu xét nghiệm sàng lọc đối với người dân tại khu vực ổ dịch (không tính các trường hợp F1), trong đó đã xét nghiệm 5.204 mẫu, 3.136 mẫu đã có kết quả đều âm tính.
Bộ Y tế đã cử Tổ công tác đặc biệt, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ thành phố Hà Nội phòng chống dịch Hạ Lôi, bên cạnh đó đã giao 04 Bệnh viện là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho các mẫu xét nghiệm sàng lọc đối với ngừi dân tại khu vực ổ dịch.
- Liên quan đến bệnh nhân làm tại công ty Samsung Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các biện pháp khoanh vùng, cách ly để dập dịch. Bộ Y tế đã cử đoàn công tác Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế và các đơn vị phối hợp với Bắc Ninh để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Đối trường hợp dương tính tại Hà Nam: Đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 203 người tiếp xúc gần với ca bệnh 251 (gồm bệnh nhân cùng phòng, cùng phòng đã ra viện, cán bộ y tế...), tất cả đều có kết quả âm tính.
- Liên quan đến bệnh nhân số 254 đang điều trị tại Bệnh viện Thận Hà Nội: hiện chưa ghi nhận ca mắc mới; thiết lập cách ly tại Bệnh viện Thận Hà Nội kể từ ngày 11/4/2020; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho 142 cán bộ y tế (trong đó 27 cán bộ y tế là đối tượng tiếp xúc gần), kết quả xét nghiệm toàn bộ đều âm tính; lấy mẫu 512/527 bệnh nhân ngoại trú chạy thận nhân tạo (trong đó 17 bệnh nhân là đối tượng tiếp xúc gần) và 14/14 bệnh nhân nội trú, hiện đã có kết quả xét nghiệm 17 bệnh nhân là đối tượng tiếp xúc gần đều âm tính.
- Đối với chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và ổ dịch tại quán Bar Buddha: Đến nay không ghi nhận thêm trường hợp dương tính có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (và Công ty Trường Sinh) và ổ dịch tại quán Bar Buddha.
Đã rà soát các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai với 54 tỉnh/thành phố: Tổng số lượng rà soát là 53.592 người, trong đó 4.352 bệnh nhân nội trú, 1.885 Bệnh nhân ngoại trú, 23.598 bệnh nhân khám ngoại trú, 9.468 người nhà/người chăm sóc.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thủ tướng Chính phủ: Đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch COVID-19
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.