Nếu có tiền sử bệnh tụy và gần đây được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2, đó có thể đó là một dạng tiểu đường mới, gọi là bệnh tiểu đường type 3c. Loại tiểu đường mới này có thể gây ra sự nhầm lẫn của các bác sĩ, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát bệnh của mỗi người.
Một nghiên cứu mới cho biết, loại tiểu đường mới này được gọi là bệnh tiểu đường type 3c và có thể thường bị nhầm với bệnh tiểu đường type 2, dạng bệnh liên quan chặt chẽ nhất đến béo phì.
Do đó, nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 3c có thể không nhận được sự chăm sóc mà họ cần từ đó gây ra những hậu quả của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tổn thương mắt, thần kinh và thận.
Bệnh tiểu đường type 3c xảy ra sau bệnh tuyến tụy và còn được gọi là bệnh tiểu đường tụy. Sau khi bệnh tuyến tụy tiến triển ở người bệnh, có thể phát triển bệnh tiểu đường. Những người có triệu chứng dạng này nên được coi là bệnh tiểu đường type 3c.
Khoảng 88% những người mắc bệnh tiểu đường type 3c trong nghiên cứu đã bị chẩn đoán nhầm là mắc type 2 trong khoảng thời gian 10 năm. Nói cách khác: Chỉ 3 phần trăm số người trong nghiên cứu được xác định chính xác là mắc bệnh tiểu đường type 3c.
Tuyến tụy có liên quan phức tạp đến tất cả các dạng bệnh tiểu đường. Nằm phần dưới của dạ dày, cơ quan này chịu trách nhiệm sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể sử dụng glucose (đường máu) trong thực phẩm để tạo năng lượng. Bộ phận này đóng một vai trò quan trọng trong sự khác biệt giữa tiểu đường type 1 và type 2: Trong bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Trong bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Trong những trường hợp này, tuyến tụy điều chỉnh việc sản xuất insulin để bù đắp cho sự thiếu hụt, nhưng có thể điều hòa sau một thời gian.
Thế nào là tiểu đường type 3c?
Dạng bệnh này có chung một số đặc điểm với bệnh tiểu đường type 1, cụ thể là cần dùng insulin tương đối sớm sau khi chẩn đoán. Tiểu đường 3c cũng mang một số điểm tương đồng với bệnh tiểu đường type 2, bao gồm độ tuổi tương tự trong chẩn đoán và một số yếu tố nguy cơ chung, chẳng hạn như béo phì.
Bệnh tiểu đường type 3c phổ biến hơn bệnh tiểu đường type 1, nhưng ít phổ biến hơn type 2. Chúng cũng khác với bệnh tiểu đường loại 3, mà một số người trong lĩnh vực y tế nói thực sự là bệnh Alzheimer.
Nhóm yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 3c là viêm tụy, cả viêm tụy cấp và mãn tính. Viêm tụy là tình trạng viêm ở tuyến tụy và cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy. Những người mắc bệnh xơ nang và những người đã phẫu thuật tuyến tụy cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Có thể có một số hậu quả về sức khỏe nếu một người có type 3c được chẩn đoán rằng đó là tiểu đường type 2.
Nghiên cứu cho thấy rằng trong khi 5% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 được điều trị bằng insulin trong năm năm, thì 21% những người bị viêm tụy cấp và gần một nửa số người bị viêm tụy mãn tính cũng phải sử dụng insulin. Nếu xác định đúng loại bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được phân loại, phân tầng điều trị phù hợp.
Những người mắc bệnh tiểu đường type 3c cũng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém hơn so với các bệnh tiểu đường type 2. Điều này có nghĩa là họ cần được theo dõi chặt chẽ hơn và họ cần insulin hơn.
Mặc dù chúng ta biết về bệnh tiểu đường vào type 1 và type 2 thì một vài loại khác vẫn tồn tại. Một số người trong nghiên cứu mới có thể mắc bệnh tiểu đường loại hỗn hợp. Mặc dù có những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tụy truyền thống hiếm gặp, loại nghiên cứu này được phát hiện những người có bệnh tiểu đường type 2 và có thêm những triệu chứng về tổn thương tụy.
Tiểu đường type 3c xuất hiện khác với bệnh tiểu đường type 2, nhưng mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương hoặc bệnh tụy.
Nếu một người nào đó mắc bệnh tiểu đường và họ có tiền sử bị tổn thương tụy nên đảm bảo rằng bác sĩ của họ biết về điều đó. Nhưng nếu bệnh tiểu đường của họ được kiểm soát tốt và không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào về tụy, họ tạm thời không nên quá lo lắng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiểu đường type 2 làm giảm chức năng nhận thức
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.