Người trưởng thành bị tiểu đường có tỉ lệ tử vong do bệnh tim cao hơn những người không bị tiểu đường. Tuy nhiên vẫn có cách để giảm thiểu nguy cơ biến chứng bệnh tim nếu bạn bị tiểu đường.
Khi bệnh tim và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường type 2 cùng xảy ra ở một người, đây được gọi là hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa xảy ra khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và bệnh tim, bao gồm 3 hoặc nhiều hơn yếu tố sau đây:
Đường huyết cao. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách sẽ làm cho lượng đường trong máu giữ ở mức cao. Hiện tượng khi cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách được gọi là kháng insulin.
Tăng huyết áp. Khi huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu quanh cơ thể. Điều này gây áp lực tim và có thể gây tổn thương các mạch máu.
Nồng độ triglyceride cao. Triglyceride là một dạng chất béo cung cấp nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ triglyceride cao có thể gây ra các mảng bám tích tụ trong động mạch.
Nồng độ HDL (cholesterol tốt) thấp. HDL giúp loại bỏ LDL (cholesterol có hại) khỏi mạch máu.
Thừa mỡ bụng. Dư thừa mỡ ở bụng cũng làm tăng nguy cơ kháng insulin, tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng lượng triglyceride và cả giảm nồng độ HDL.
Những người mắc tiểu đường type 2 đều bị kháng insulin, khiến cơ thể không thể chuyển hóa đường đúng cách, dẫn đến tăng đường huyết.
Kháng insulin và lượng đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến tim mạch và cả lượng chất béo theo nhiều cách. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Đường huyết cao ảnh hưởng đến hệ tim mạch như thế nào?
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra tổn thương cho hệ tim mạch. Ví dụ, lượng đường trong máu cao có thể:
Tăng sức ép lên tim. Khi lượng đường huyết cao, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.
Tăng khả năng viêm mạch máu. Viêm động mạch có thể làm tăng lượng cholesterol tích tụ trong động mạch và làm xơ cứng động mạch.
Tổn thương các dây thần kinh nhỏ trong tim. Tổn thương thần kinh trong tim làm gián đoạn lưu thông máu.
Kháng insulin ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 2 trong số 3 người mắc tiểu đường đều bị tăng huyết áp hoặc đang uống thuốc hạ huyết áp. Và tình trạng kháng insulin ở những người có thể giúp giải thích tại sao.
Kháng insulin có thể làm thu hẹp các mạch máu và làm cho huyết áp tăng cao hơn. Ngoài ra, tình trạng cơ thể tích muối do kháng insulin cũng làm tăng huyết áp.
Kháng insulin và tăng huyết áp có thể gây tổn thương mạch máu và làm tăng sức ép lên tim.
Tiểu đường ảnh hưởng đến nồng độ triglyceride và cholesterol trong cơ thể như thế nào?
Tình trạng kháng insulin và đường huyết cao có thể góp phần gây nên:
Tăng triglyceride. Thông thường, cơ thể sử dụng insulin để chuyển đường từ máu vào tế bào, nơi đường được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi bị kháng insulin, cơ thể sẽ chuyển đổi nhiều đường thành triglyceride hơn.
Nồng độ HDL thấp hơn. Cơ thể sử dụng HDL để loại bỏ triglyceride, từ đó làm giảm mức HDL. Hơn nữa, lượng đường dư thừa trong máu có thể gắn vào HDL và làm cho HDL phân giải nhanh hơn bình thường, cũng góp phần làm giảm mức HDL.
Nồng độ VLDL cao hơn. Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) là một loại cholesterol xấu. Chất này được tạo ra từ các phân tử nhỏ hơn LDL. Lượng triglyceride càng cao thì càng nhiều VLDL được tạo ra.
Khi HDL bận rộn để loại bỏ lượng triglyceride dư thừa sẽ khiến cho lượng HDL có sẵn giảm xuống và không đủ để loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu.
Các cholesterol này càng ở trong mạch máu lâu thì tỉ lệ triglyceride, LDL và VLDL tích tụ trong mạch máu cũng càng tăng lên. Điều này khiến cho mạch máu trở nên hẹp đi và xơ cứng, đồng nghĩa với việc tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều quan trọng là:
Có một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Chế độ ăn Địa Trung Hải là một chế độ ăn có lợi cho tim. Chế độ ăn này rất giàu trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, các loại hạt, và chất béo tốt.
Vận động thể chất thường xuyên. Vận động nhiều hơn có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, giảm cholesterol và mỡ bụng.
Kiểm soát căng thẳng. Lượng hormone stress cao có thể làm tăng huyết áp và tăng tích tụ mỡ.
Ngủ đủ giấc. Điều này giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và tăng đường huyết. Điều này cũng quan trọng cho sức khỏe nói chung.
Uống thuốc đúng theo đơn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết, huyết áp và nồng độ cholesterol.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị các phương pháp điều trị khác hoặc thay đổi lối sống để kiểm soát tiểu đường type 2 cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thông tin cần biết về tiền tiểu đường
Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.
Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.
Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.