Đậu nành phổ biến trong nhiều món ăn châu Á và ngày càng phổ biến ở các nước phương Tây khi nhiều người hướng tới chế độ ăn thiên về thực vật. Nó cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng và thường rẻ hơn thịt. Tuy nhiên, có thể chúng ta từng nghe lời đồn rằng đậu nành liên quan đến nguy cơ ung thư hoặc nó có thể có tác dụng “nữ hóa” đối với nam giới. Các nghiên cứu thực sự nói gì về lời đồn này?
Trên thực tế, theo The Conversation, đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích. Nhìn chung, bạn có thể dùng một lượng đậu nành vừa phải trong chế độ ăn uống hàng ngày.
|
Đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích.
(Ảnh: dogtime.com)
Hầu như không có nguy cơ "nữ hóa" nam giới
Đậu nành rất giàu protein chất lượng cao và chứa vitamin B, chất xơ, khoáng chất cũng như các chất thuộc nhóm isoflavone như daidzein, genistein và glycitein.
Daidzein có cấu trúc tương tự estrogen tự nhiên và đôi khi người ta gọi nó là “estrogen thực vật”. Nhóm isoflavone trong đậu nành có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.
Vài nghiên cứu đã chỉ ra vài tác động đáng lo ngại, song các tác động ấy có xu hướng liên quan tới những người ăn quá nhiều đậu nành. Chẳng hạn, một người đàn ông mắc hội chứng nữ hóa tuyến vú (tuyến vú phì đại ở nam giới) do uống gần 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày.
Một tổng quan lý thuyết về các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng các nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ này thường được thực hiện trên động vật, hoặc là những trường hợp cá biệt.
Tổng quan lý thuyết trên lưu ý rằng dù cần thêm nhiều dữ liệu từ các nước phương Tây, một lượng vừa phải đậu nành trong "các món ăn truyền thống từ đậu mang lại lợi ích sức khỏe khiêm tốn và rất ít nguy cơ biến chứng".
Mối liên hệ giữa đậu nành và ung thư
Một nghiên cứu đối với 73.223 phụ nữ Trung Quốc trong hơn 7 năm đã phát hiện rằng phụ nữ ăn nhiều đậu nành trong thời kỳ thiếu niên và trưởng thành có nguy cơ ung thư vú thấp đáng kể. Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc ăn đậu nành với ung thư thời kỳ mãn kinh.
Vài thử nghiệm trên động vật và các nghiên cứu về tế bào cho thấy isoflavone hoặc protein từ đậu nành có thể kích thích sự phát triển của ung thư, song hiện tượng ấy không xảy ra trong các thử nghiệm với người.
Một nghiên cứu ở nam giới Nhật Bản cho thấy ăn nhiều súp miso (1-5 chén mỗi ngày), có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số nguyên liệu trong súp miso có thể gây tác động. Chẳng hạn, hàm lượng muối cao trong súp miso làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đậu nành chứa isoflavone, chất béo lành mạnh (như chất béo no không bão hòa), chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng chứa ít chất béo bão hòa.
Thay thế thịt trong chế độ ăn uống bằng các sản phẩm từ đậu nành sẽ làm giảm lượng chất béo bão hòa bạn ăn, đồng thời tăng mức hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
|
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật - bao gồm các sản phẩm từ đậu nành - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
(Ảnh: AP)
Tác dụng của đậu nành đối với tim mạch
Một nghiên cứu với gần một triệu người trưởng thành Trung quốc không mắc bệnh tim mạch cho thấy những người ăn đậu nành trong 4 ngày trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong vì đau tim thấp hơn nhiều so với những người không bao giờ ăn đậu nành.
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật - bao gồm các sản phẩm từ đậu nành - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cách chọn thực phẩm từ đậu nành
Nếu bạn muốn đưa đậu nành trong chế độ ăn uống, hãy chọn các loại thực phẩm từ đậu nành ở trạng thái tự nhiên như đồ uống đậu nành giàu canxi, bánh mì đậu nành, đậu phụ và đậu nành thay vì các sản phẩm được chế biến ở mức cao, chứa nhiều muối và chất béo bão hòa.
Nhìn chung, một lượng vừa phải đậu nành có thể được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và thậm chí có thể giúp điều trị một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh tuyến giáp và đậu nành.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh...
Với mục đích chăm sóc dinh dưỡng toàn diện và đầy đủ cho trẻ em, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) mong muốn được đồng hành cùng Nhà trường và các cha mẹ phụ huynh tổ chức chương trình Khám - tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho các trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hạ đường huyết hay gặp ở những người bị đái tháo đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều người nghĩ bỏ bữa sáng là “tự sát”, nhịn bữa trưa thì mệt mỏi và khó làm việc hiệu quả còn bỏ bữa tối có thể giúp giảm cân. Sự thật về bữa tối là gì?
Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa dị ứng và sưng hạch bạch huyết trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe từ đơn giản đến nghiêm trọng…
Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày đã được thảo luận khá rộng rãi. Nhưng còn một điều bí ẩn nữa về điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ngừng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.