Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đậu nành có làm tăng nguy cơ ung thư?

Nhiều ý kiến cho rằng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có khả năng gây ung thư.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành…) là thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Đậu nành rất giàu dinh dưỡng, trong 100g thực phẩm này chứa 400 kcal năng lượng, 34g chất đạm, 18,4g chất béo và các vi chất khác như canxi, magie, phot pho, kẽm và một số vitamin nhóm B.

Tuy nhiên, đang có nhiều tranh cãi về tác dụng của đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành trong điều trị và dự phòng ung thư. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, ăn nhiều đậu nành làm tăng khả năng bị ung thư.

Đậu nành có làm tăng nguy cơ ung thư? - 1

(Ảnh minh hoạ: BVCC)

Theo Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), isoflavone (hợp chất thực vật tự nhiên trong đậu nành) có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen trong cơ thể con người. Vì thế có giả thiết các hợp chất trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, chuyên gia Bệnh viện K thông tin, isoflavones khi liên kết với các thụ thể estrogen của cơ thể theo cách khác và hoạt động khác nhau nên tác dụng trên cơ thể cũng khác nhau. Mặt khác, một số nghiên cứu còn cho thấy isoflavone có thể “kích hoạt” các gene làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích quá trình tự hủy của chúng (quá trình tự chết).

Do đó, các hợp chất này không những không gây ung thư mà còn có thể hỗ trợ khả năng chống oxy hóa của cơ thể, sửa chữa DNA và đặc biệt còn giúp bảo vệ, chống lại bệnh ung thư.

Đậu nành được xem như một loại thực phẩm có lợi trong khẩu phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đậu nành có thể chế biến ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng gần gũi với văn hóa và đời sống của người Việt Nam. Đến nay các nghiên cứu trên những người bệnh sau điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cho thấy, không có tác dụng hại từ đậu nành đối với sự phát triển khối u hay nguy cơ tái phát ung thư.

“Đừng để những lầm tưởng ngăn bạn sử dụng đậu nành như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Hiện nay, chúng tôi đang khuyến nghị sử dụng đậu nành cho bệnh nhân ung thư là từ 1 đến 2 đơn vị/ngày, tương đương với 1 đến 2 bìa đậu phụ hoặc từ 1 đến 2 cốc sữa đậu nành mỗi ngay ứng với 30g đến 60g hạt đậu nành mỗi ngày”, chuyên gia Bệnh viện K khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Toàn cảnh về ung thư buồng trứng.

PHẠM QUÝ - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm