Theo thống kê từ Globocan, Việt Nam có số ca mắc ung thư mới và tỷ lệ tử vong trong năm 2020 tăng nhanh. Tại châu Á, Việt Nam đứng thứ 8 với ước tính 182.563 ca mắc mới. Cứ 100.000 người Việt Nam có 159,7 người được chẩn đoán mắc ung thư và 106 trường hợp tử vong.
Trong khi nhân loại vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, không ít cơ quan y tế hàng đầu khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày với tác nhân gây ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại các thực phẩm, hóa chất liên quan ung thư ở người thành 5 nhóm. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhóm một, gồm những thành phần đã được chứng minh gây ung thư. Không ít thực phẩm là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình.
Cá muối kiểu Trung Quốc
Ướp muối là phương pháp truyền thống để bảo quản thực phẩm - đặc biệt là cá - thường được sử dụng ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Tạp chí Nutrition số tháng 9/2019 công bố kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trung Quốc về việc những người ăn cá muối nhiều vào thời thơ ấu có khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô vòm họng cao hơn.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích trên 2.244 trường hợp mắc ung thư biểu mô vòm họng ở 2 tỉnh miền nam của Trung Quốc, nơi có tỷ lệ bị bệnh này cao nhất. Nhóm được phân tích là các thanh, thiếu niên.
Theo Xinhua, cơ chế khiến cá muối Trung Quốc trở thành thực phẩm gây ung thư cấp độ một vẫn chưa rõ ràng. Cục An toàn Thực phẩm Hong Kong (Trung Quốc) cho hay cá muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng là do nồng độ muối cao, khử nước.
Trong quá trình lên men, món ăn này làm sản sinh hợp chất nitroso như nitrosodimethylamine. Đây là chất gây ung thư trong nhiều thí nghiệm.
Thịt đã qua chế biến
Thịt đã qua chế biến là nội tạng hoặc thịt được ướp muối, lên men hay biến đổi bằng phương pháp khác nhau để tăng thời gian bảo quản và hương vị của sản phẩm.
Các thịt đã qua chế biến có thể kể đến xúc xích, thịt hộp… Nhóm chuyên gia của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), phân tích hơn 800 nghiên cứu chuyên sâu liên quan từ nhiều quốc gia và nhận thấy tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có mối liên hệ mật thiết với ung thư đại tràng, dạ dày.
Giả thuyết là các chất gây ung thư có thể hìnhthành trong quá trình chế biến. Khi chế biến thịt (bằng cách thêm nitrat hoặc nitrit) hay hun khói, nó hình thành các hóa chất có khả năng gây ung thư như hợp chất N-nitroso (NOC) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH). Các chất này tương tự trong quá trình sản xuất cá muối ở trên.
Benzo [a] pyrene sinh ra khi nướng cháy thực phẩm
Benzo [a] pyrene (hay B [a] P) là loại chất gây ô nhiễm hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và có đặc tính độc. PAH có mặt ở mọi nơi trong môi trường bởi chúng hình thành trong quá trình đốt cháy hoặc nhiệt phân không hoàn toàn các vật liệu hữu cơ, gồm cả thực phẩm, dầu ăn.
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới về phụ gia thực phẩm (JECFA) kết luận ngũ cốc, dầu ăn là cung cấp chính Benzo [a] pyrene trong bữa ăn. Một nghiên cứu năm 2004 của Cục An toàn Thực phẩm Hong Kong (Trung Quốc) cũng nhận thấy nhiệt độ nấu nướng càng cao hoặc thịt, cá bị nướng nhiệt cao và lâu, càng tạo ra nhiều PAH.
Đặc biệt, nướng bằng than làm phát sinh nhiều PAH hơn thực phẩm nướng bằng gas, điện. JECFA khuyến cáo chúng ta nên giảm mức phơi nhiễm PAH bằng cách thay đổi phương pháp chế biến thực phẩm. Người dân cũng nên loại bỏ chất béo, mỡ trước khi nướng thịt, loại bỏ phần bị cháy và tránh nướng quá kỹ.
Aflatoxin trong ngô, gạo bị mốc
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), aflatoxin là viết tắt của Aspergillus flavus toxins. Đây là chất độc được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus ở thực phẩm, thức ăn của gia súc.
Aflatoxin là độc tố có nguy cơ cao gây ung thư mạnh (nhất là ung thư gan và tổn thương ở thận). Chất độc này được cho là nguyên nhân gây ra 25.200-155.000 trường hợp ung thư gan hàng năm, chiếm 5-28% tổng số ca bệnh trên thế giới.
Độc tính của aflatoxin thường khởi phát nhanh và phản ứng rõ ràng như xuất huyết, tổn thương gan, phù nề, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong nếu hấp thu ở liều cao. Khi phơi nhiễm liều thấp trong thời gian dài, chúng gây ra các khối u ác tính và những ảnh hưởng có hại lâu dài khác.
Aflatoxin thường sinh ra khi lương thực như ngô, khoai, sắn, lứa mì, gạo, lạc bị mốc. Bản chất của nó là bền với nhiệt, men tiêu hóa, không bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ thông thường. Do đó, thực phẩm đã bị nhiễm độc Aflatoxin, ngay cả khi rang, nấu, luộc ở nhiệt độ cao vẫn chưa thể phá hủy hoàn toàn độc tố.
Ngoài các chất, thực phẩm trên, danh sách thành phần gây ung thư số một còn có hạt cau, trầu không khi ăn kèm thuốc lá, khí thải diesel, thực vật chứa axit aristolochic, polychlorinated biphenyls, cadmium và hợp chất cadmium, hợp chất crom, dioxin...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh báo 8 loại thực phẩm gây ung thư.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.