Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nồi chiên không dầu có khả năng sinh ra chất gây ung thư?

Câu hỏi này đến nay vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, ngay cả với giới nghiên cứu.

Các thiết bị nhà bếp thời thượng thường đi kèm với lời quảng cáo tốt hơn cho sức khoẻ người tiêu dùng so với các phương pháp nấu ăn truyền thống nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng, các thiết bị hiện đại vẫn có một số rủi ro.

Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong cảnh báo, nồi chiên không dầu vẫn có thể gây ra các mối nguy hại về sức khoẻ như phương pháp nấu ăn chiên rán truyền thống. Bên cạnh đó, sai sót trong thiết kế có thể khiến các thiết bị này bị chập điện và gây cháy, nổ.

Các loại nồi chiên không dầu được sử dụng trong nghiên cứu của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong.

Một bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) mới đây đăng khuyến cáo của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong về việc người dân nên cảnh giác với những quảng cáo thổi phồng lợi ích sức khoẻ của các sản phẩm nồi chiên không dầu, đồng thời lưu ý rằng thực phẩm trong quá trình chế biến bằng các thiết bị này có khả năng sinh ra chất gây ung thư.

Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong thực hiện một nghiên cứu với 12 hãng nồi chiên không dầu. Trong đó, một nửa số nồi chiên sẽ khiến khoai tây đông lạnh sinh ra hàm lượng cao chất "có thể gây ung thư" được gọi là acrylamide. Chất này được hình thành khi chế biến một số thực phẩm như khoai tây ở nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm (Journal of Food Science) lại cho rằng, chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu giúp giảm đáng kể sự hình thành acrylamide so với cách chiên ngập dầu truyền thống.

Nghiên cứu mới của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong chỉ ra cụ thể, khoai tây được chiên bằng nồi chiên không dầu nhãn hiệu Imarflex IHF-26E có lượng acrylamide cao nhất là 7.038 microgam/kg, gấp 13 lần mức tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) là 500 microgam/kg.

Với nồi chiên không dầu nhãn hiệu DAF-35 của Denki, lượng acrylamide trong khoai tây ở mức cao thứ 2 là 1.475 microgam/kg và nồi chiên AF1400BK của ecHome cao thứ 3 là 1.471 microgam/kg. Cả hai mức acrylamide này cao gần gấp 3 lần tiêu chuẩn EU.

Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu và thử nghiệm của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong - bà Nora Tam Fung-yee khuyến cáo người tiêu dùng lưu ý đến việc sử dụng nồi chiên không dầu khi chế biến thực phẩm, dù phương pháp nấu ăn này nhìn chung lành mạnh hơn cách chiên ngập dầu.

“Thiết bị này vẫn không tốt cho sức khỏe vì có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư như acrylamide, đặc biệt, khi bạn chiên khoai tây mỏng ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài”, bà Nora Tam nói.

 

Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu và thử nghiệm của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong - bà Nora Tam Fung-yee. (Ảnh: Facebook)

Theo Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong, có thể giảm nguy cơ tạo ra acrylamide bằng cách điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu. Trong các thử nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã chiên khoai tây ở nhiệt độ thấp hơn hoặc thời gian chiên ngắn hơn, theo đó, lượng acrylamide đã giảm xuống trong mức tiêu chuẩn của EU.

Hãng Imarflex phản hồi khuyến cáo này của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong rằng, nhiệt độ và thời gian nấu được đề xuất trong sách hướng dẫn sử dụng của họ chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian khuyến nghị cho món khoai tây chiên là dành cho loại khoai tây và những món có độ cắt dày hơn.

Trong 2 hãng nồi chiên không dầu còn lại, Denki không đưa ra phản hồi. Còn ecHome cho biết, họ hướng dẫn thời gian chiên khoai tây từ 12-20 phút, trong khi, Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong chiên trong 23 phút. Tuy nhiên, Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong cho biết, sách hướng dẫn của ecHome khuyến cáo người dùng kéo dài thời gian nấu thêm 2-3 phút đối với thực phẩm đông lạnh.

Đối với hiệu suất nấu ăn tổng thể, các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong nhận thấy, 12 sản phẩm nồi chiên không dầu này cho thành phẩm khá giống nhau khi chiên đùi gà và nem theo hướng dẫn. Nhưng dùng để chiên khoai tây thì đã có sự chênh lệch giữa các nhãn hàng.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong cũng chỉ ra một số sai sót trong thiết kế có thể dẫn đến chập điện của 3 nhãn hàng nồi chiên không dầu. Các nhãn hàng này khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ hoặc cải tiến quy trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm này đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.

“Chúng tôi đã kiểm tra và phát hiện một số có vấn đề về an toàn, nhưng không nghiêm trọng đến mức bạn phải ngừng sử dụng nồi chiên không dầu. Chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở người tiêu dùng rằng, bạn có thể có một số nguy cơ về an toàn và bạn nên để thiết bị này ngoài tầm tay của trẻ nhỏ”, bà Nora Tam khuyến cáo.

“Nồi chiên không dầu không thực sự tốt cho sức khỏe khi chiên khoai tây”.

Phân tích lại bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trang Mothership của Singapore có bài viết “Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong: Nồi chiên không dầu không thực sự tốt cho sức khỏe khi chiên khoai tây”. Bài phân tích cho rằng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để cắt giảm lượng acrylamide xuống mức tiêu chuẩn của EU là hạ nhiệt độ hoặc rút ngắn thời gian chiên.

Riêng với khoai tây, với một số nồi chiên không dầu, việc rút ngắn thời gian khiến khoai chín không đều hoặc không đủ kỹ. Nếu người tiêu dùng tăng nhiệt độ hoặc kéo dài thời gian nấu thì có thể gây hại cho sức khỏe.

Tham khảo thêm tại bài viết: Những sai lầm thường gặp khi sử dụng nồi chiên không dầu.

THIÊN BÌNH - Theo VTC News
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm