Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng dễ nhầm lẫn khi mắc ung thư ở nữ giới

Đa số ung thư ở nữ giới là bệnh hiểm nghèo nhưng có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó thường bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy phụ nữ có xu hướng cảnh giác hơn nam giới trong việc khám, sàng lọc ung thư. Theo bác sĩ chuyên khoa Mary Daly, Trưởng khoa Di truyền lâm sàng, Trung tâm Ung thư Fox Chase, Philadelphia, tỷ lệ phụ nữ tới gặp bác sĩ khi có triệu chứng đáng lo thường lớn hơn nam giới.

Tuy nhiên, điều đó không đúng với mọi nữ giới. Phụ nữ trẻ thường ít để tâm hơn nhóm trung niên, cao tuổi. Chia sẻ với WebMD, bác sĩ Mary giải thích lý do là phụ nữ trẻ có quan niệm ung thư thường là vấn đề của người cao tuổi. Tuy nhiên, ung thư ngày càng có hiện tượng trẻ hóa nên mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc căn bệnh này.

Ung thư được phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng bất thường của cơ thể cũng là cảnh báo bệnh ung thư. Vì vậy, nữ giới có thể bỏ qua những dấu hiệu dễ nhầm lẫn sau đây.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Nhiều phụ nữ thích dáng người mảnh nên việc giảm cân với họ có thể là tin vui. Tuy nhiên, sụt cân đột ngột (từ 5 kg trở lên trong vòng một tháng) không rõ nguyên nhân, không do tập luyện hay nhịn ăn, là điều cần lưu ý.

Tiến sĩ Ranit Mishori, Đại học Y khoa Georgetown, Washington, Mỹ, cảnh báo giảm cân đột ngột cũng có thể do vấn đề về tuyến giáp. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi ẩn sau hiện tượng này thường là những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên làm các xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp, sàng lọc ung thư nếu cân nặng đột ngột giảm không rõ nguyên do.

Chướng bụng

Nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, nhất là vào kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chướng, căng tức bụng bất thường trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng còn bao gồm đau bụng hoặc vùng chậu, cảm thấy no nhanh ngay cả khi bạn không ăn nhiều, các vấn đề về tiết niệu như tiểu đêm, rắt, buốt. Nếu bị chướng bụng hàng ngày và kéo dài hơn một tuần, bạn nên tới khám bác sĩ, yêu cầu chụp CT, xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân.

Thay đổi ở tuyến vú, bầu ngực

Ung thư vú là bệnh phổ biến nhất thế giới với số người mắc mới trong năm 2020 là 2,3 triệu người, chiếm 11,7% tổng số bệnh nhân ung thư. Với phụ nữ, ung thư vú là bệnh được chẩn đoán nhiều nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Những khối u, thay đổi bất thường ở tuyến vú là triệu chứng đầu tiên cảnh báo ung thư tại bộ phận này. Phó giáo sư, bác sĩ Hannah Linden, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Đại học Y khoa Washington, Seattle, Mỹ, cảnh báo thêm tình trạng da ngực đó, dày lên, kéo dài nhiều tuần, có thể là dấu hiệu của dạng ung thư vú rất hiếm gặp.

Ngoài ra, nếu núm vú thay đổi về hình dạng, tiết dịch nhầy, cũng là triệu chứng cảnh báo vấn đề nguy hiểm. Do đó, phụ nữ cần cẩn trọng, thường xuyên quan sát, kiểm tra để phát hiện những bất thường càng sớm càng tốt.

Chảy máu vùng kín bất thường

Không ít phụ nữ mãn kinh có dấu hiệu chảy máu vùng kín sau khi mắc ung thư trực tràng hoặc buồng trứng, nội mác tử cung. Chảy máu vùng kín là khi phụ nữ bị ra huyết trong thời điểm khác ngoài kỳ kinh nguyệt như giữa các kỳ kinh, trong hoặc sau quan hệ, khi mãn kinh.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là khối u ở cổ tử cung bị vỡ. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, nhưng khi vỡ, chúng đều gây nguy hiểm cho người bệnh.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của ung thư cổ tử cung còn có khó chịu hoặc đau khi quan hệ; vùng kín tiết dịch với mùi khó chịu; đau ở vùng giữa xương hông và xương chậu.

Khó nuốt

Theo bác sĩ Leonard Lichtenfeld, Phó giám đốc Hiệp hội Ung thư Mỹ, khó nuốt có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư đường tiêu hóa, thực quản, vòm họng. Nuốt vướng, khó là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy có vật gì trong cổ mắc lại/không trôi gây khó chịu. Thông thường, người bệnh có triệu chứng thường xuyên hoặc tăng dần, thậm chí có thể nghẹn và sặc...

Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư nguy hiểm như vùng khoang miệng, họng miệng, hạ họng, hạ họng - thanh quản; ung thư thực quản; ung thư tuyến giáp. Bệnh còn kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân; ù tai, nghe kém; nghẹt mũi một bên hoặc hai bên; khạc ra máu hoặc ra đờm dính ít máu; khản tiếng; phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần.

Sưng hạch bạch huyết

Nếu cảm thấy có khối u hoặc sưng hạch dưới nách, cổ, bẹn hay bất kỳ nơi nào khác, bạn cần cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư.

Ở những người này, khi sờ vào, hạch (nhất là vùng cổ) có cảm giác cứng, đặc biệt là giai đoạn khối u ác tính đã di căn. Nếu không phải ung thư, sưng hạch bạch huyết có thể liên quan các vấn đề về nhiễm trùng, hệ miễn dịch.

Sốt

Bên cạnh đó, sốt là dấu hiệu ở bệnh nhân ung thư dễ nhầm lẫn nhất. Bởi nó cũng xuất hiện khi chúng ta bị cúm, sốt virus, sốt xuất huyết hay Covid-19. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sốt thường xảy ra khi ung thư đã di căn sang vị trí khác, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của ung thư máu, ung thư hạch.

Ngoài sốt, người bệnh có thể gặp tình trạng vàng da, thay đổi màu sắc phân, tiểu ra máu… Do đó, cách duy nhất để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bạn là tầm soát, sàng lọc, xét nghiệm ung thư.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vitamin “tiếp tay” cho ung thư.

Thiên Nhan - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm