Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cơ và mỡ ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?

Bạn có thể đã nghe thấy rằng cơ sẽ cân nặng hơn mỡ. Tuy nhiên, theo các bằng chứng khoa học, cơ và mỡ có khối lượng tương đương nhau, điểm khác nhau ở đây chính là mật độ.

Cùng một khối lượng cơ/mỡ nhưng kích thước có thể khác nhau. Bạn hãy tưởng tượng 0.5kg kẹo dẻo mashmallow sẽ chiếm nhiều không gian hơn 0.5kg thép. Điều tương tự cũng giống với cơ và mỡ. 0.5kg mỡ sẽ có kích thước khá cồng kềnh, cỡ một quả bưởi nhỏ. Nhưng 0.5kg cơ thì sẽ cứng, có mật độ dày và chỉ to bằng một quả quýt.

Mỡ vs cơ

Không phải tất cả mọi thứ khi có cân nặng giống nhau thì sẽ trông giống nhau. Hai người khác nhau có cùng cân nặng có thể sẽ có vẻ ngoài rất khác nhau nếu một người có tỷ lệ mỡ cao hơn và một người có tỷ lệ cơ cao hơn. Có thêm 10kg mỡ sẽ khiến cơ thể bạn trông mềm mại, không lên dáng. Nhưng nếu có thêm 10 kg cơ, cơ thể bạn sẽ trông vững chắc và lực lưỡng hơn.

Cơ cũng sẽ có nhiều chức năng khác với mỡ. Mỡ giúp cách nhiệt cho cơ thể và giúp lưu giữ nhiệt. Cơ sẽ tăng cường chức năng chuyển hoá. Điều này có nghĩa là bạn càng có nhiều cơ, năng lượng đốt cháy khi nghỉ ngơi của bạn càng lớn.

Tỷ lệ cơ và mỡ trong cơ thể

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn sẽ có tỷ lệ tử vong nói chung cao hơn, cho dù họ cân nặng bao nhiêu và chỉ số BMI là thế nào.

Mỡ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng sau:

  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Bệnh tim mạch

Điều này có nghĩa là, kể cả nếu bạn có cân nặng thấp nhưng tỷ lệ cơ – mỡ không hợp lý thì nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì cũng vẫn sẽ cao.

Việc duy trì tỉ lệ mỡ cơ thể thấp là rất quan trọng để dự phòng các bệnh liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải xây dựng thật nhiều cơ bắp. Mặc dù cơ bắp không xấu và bạn cũng không thể có quá nhiều cơ bắp được, nhưng tốt nhất, bạn nên duy trì lượng cơ ở một con số lí tưởng.

Tỷ lệ mỡ khuyến nghị sẽ khác nhau một chút giữa các nhóm tuổi. Dưới đây là tỷ lệ mỡ khuyến nghị từ hội đồng của Đại học Vanderbilt University, phụ thuộc vào tuổi và giới:

Tuổi

Nữ (% mỡ cơ thể)

Nam (% mỡ cơ thể)

20-29

16-24%

7-17%

30-39

17-25%

12-21%

40-49

19-28%

14-23%

50-59

22-31%

16-24%

60+

22-33%

17-25%

Tỷ lệ mỡ này còn có thể được phân chia theo mức độ hoạt động thể lực hoặc trạng thái cơ thể

Phân loại

Nữ (% mỡ cơ thể)

Nam (% mỡ cơ thể)

Vận động viên

14-20%

6-13%

Người khoẻ mạnh

21-24%

14-17%

Người bình thường

25-31%

18-24%

Người béo phì

Trên 32%

Trên 25%

Để kiểm tra chính xác lượng mỡ cơ thể sẽ hơi phức tạp một chút. Một số nơi sẽ sử dụng các thiết bị sử dụng điện trở kháng sinh học để phát hiện các tế bào mỡ. Ngoài ra cũng có một số thiết bị khác sử dụng kĩ thuật cao để ước tính lượng mỡ của cơ thể.

Tuy nhiên, các công cụ đo lường này đôi khi sẽ không chính xác. Các yếu tố bên ngoài, ví dụ như bạn vừa uống nhiều nước cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

BMI và cơ bắp.

Khối cơ không liên quan đến BMI. Cân nặng và chiều cao mới là 2 yếu tố liên quan đến BMI. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng BMI cũng có liên quan đến chỉ số mỡ của cơ thể.

 

Mẹo giảm cân

Giảm cân không đơn giản là chỉ tăng cơ, dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu các thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Tránh nhịn ăn
  • Đặt ra các mục tiêu thực tế
  • Luyện tập thể thao hàng ngày
  • Không nên cân quá nhiều lần
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng
  • Thay đổi menu và các bài tập để tránh nhàm chán
  • Trao đổi với bác sỹ

Mẹo để tăng cơ

Bạn muốn tăng cơ, hãy thử các mẹo dưới đây:

  • Thực hiện các bài tập sức mạnh 3-4 ngày/tuần
  • Tại nhà, có thể thực hiện các bài tập như chống đẩy, đu xà và squat
  • Phối hợp các bài tập sức mạnh với tập cardio
  • Thử sức với các mức tạ nặng hơn
  • Cân nhắc đến việc thuê PT riêng
  • Thực hiện thêm các hoạt động giúp xây dựng cơ bắp như leo núi, yoga hoặc đạp xe.
  • Thực hiện chế độ ăn giàu protein

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức bền của tim mạch và cơ bắp

Bình luận
Tin mới
  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

  • 13/05/2025

    8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

    Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

  • 13/05/2025

    Ảnh hưởng kính thực tế ảo tới sức khỏe

    Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.

Xem thêm