Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên ăn đồ đông lạnh quá hạn sử dụng?

Ngày hết hạn của thực phẩm có thể mang lại nhiều thông tin khác nhau.

Nếu bạn nhận thấy rằng ngày ghi trên gói thực phẩm đông lạnh đã hết, bạn có thể tự hỏi liệu thực phẩm đó có còn an toàn để ăn hay không. Tin tốt là bạn có thể ăn thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng, mặc dù trong một số trường hợp, hương vị, màu sắc hoặc kết cấu có thể giảm chất lượng. Bài viết này sẽ giải thích các thông tin về việc ăn thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng.

Ngày hết hạn của đồ đông lạnh có ý nghĩa gì?

Ngày hết hạn của thực phẩm có thể mang lại nhiều thông tin và các nhà sản xuất có thể ghi nhiều ngày khác nhau trên các sản phẩm. Các quy định về ghi ngày sản phẩm thực phẩm khác nhau tùy theo quốc gia, với một số quốc gia cấm bán thực phẩm quá ngày sản phẩm. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, thực phẩm duy nhất bắt buộc phải ghi ngày sản phẩm là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Dưới đây là một số loại ngày sản phẩm bạn có thể thấy trên các loại thực phẩm hàng ngày:

  • “Best if used by” hoặc “use by”: thông tin này cung cấp cho bạn ngày dự kiến sản phẩm sẽ duy trì chất lượng cao nhất
  • “Sell by”: Ngày mà một cửa hàng nên bán sản phẩm trước đó để sản phẩm được mua trong khi thực phẩm vẫn có hương vị và chất lượng tốt nhất.
  • “Freeze by” thông tin này cho biết khi nào thực phẩm nên được đông lạnh để duy trì hương vị và chất lượng cao nhất.

Không có ngày nào trong số này là ngày hết hạn thực tế hoặc chỉ ra rằng thực phẩm sẽ không còn an toàn để ăn vào thời điểm đó.

Đọc thêm thông tin tại : 6 cách vệ sinh đồ chơi của trẻ chống nấm mốc

Đông lạnh thực phẩm là một cách tuyệt vời để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều loại thực phẩm. Không giống như thực phẩm dễ hỏng được bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm đông lạnh thường an toàn sau ngày hết hạn sử dụng. Bảo quản thực phẩm ở -17 °C sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu tủ lạnh được mở thường xuyên và thực phẩm được để ở nhiệt độ cao hơn -17°C, khả năng thực phẩm bị hư hỏng sẽ tăng lên. Mặc dù thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể được sử dụng một cách an toàn, nhưng một số thực phẩm có thể giảm chất lượng và hương vị sau khi để quá lâu trong tủ lạnh.

Thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng có thể được sử dụng trong bao lâu?

Mặc dù thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể an toàn để ăn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ muốn ăn chúng.

Bảo quản một số loại thực phẩm quá lâu có thể khiến chúng có hình dạng hoặc mùi vị “không ngon” do tủ đông bị cháy hoặc khô. Để tránh lãng phí thực phẩm, hãy sáng tạo trong cách bạn sử dụng thực phẩm đông lạnh có thể đã bị khô bằng cách sử dụng chúng trong món thịt hầm, món nướng hoặc sinh tố.

Nếu thực phẩm được bảo quản không đúng cách hoặc được để ở nhiệt độ trên -17°C, thực phẩm đó có thể không an toàn để ăn, ngay cả khi thực phẩm chưa hết hạn sử dụng. Nếu thực phẩm có mùi ôi thiu hoặc thối rữa sau khi rã đông, cách an toàn nhất là vứt bỏ thực phẩm đó.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo thực phẩm đông lạnh của bạn được an toàn:

  • Giữ một nhiệt kế trong tủ đông để luôn duy trì nhiệt độ có ở mức -17°C hay không
  • Tránh đặt thực phẩm vẫn còn nóng vào trong tủ đông. Bạn cần luôn để nguội ở nhiệt độ phòng trước hoặc trong tủ lạnh trước khi cho thực phẩm đã nấu chín vào ngăn đá.
  • Không nên mở tủ đông thường xuyên

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm phổ biến và thời gian chúng sẽ duy trì chất lượng và độ tươi trong tủ đông ở -17°c:

Thực phẩm

Thời gian bảo quản

Rau củ và hoa quả

8-12 tháng

Trứng chưa chế biến (đã bỏ vỏ)

12 tháng

Món hầm

3-4 tháng

Thịt lợn hoặc thịt bò sống

3-4 tháng

Gà nguyên con

12 tháng

Thịt nguội hoặc đã qua chế biến (ba chỉ xông khói, xúc xích)

1-2 tháng

Cá đã nấu chín

4-6 tháng

Thịt bò tươi sống hoặc đã nướng

4-12 tháng

Các thịt, bao gồm thịt gia cầm và cá có thể duy trì chất lượng lâu hơn khi đông lạnh sống so với nấu chín. Điều này là do độ ẩm cao hơn trong thịt sống. Sau khi nấu chín, các loại thịt có nhiều khả năng bị khô sau khi đông lạnh trong thời gian dài.

Thời gian đông lạnh của trái cây và rau củ thay đổi tùy theo cách thức thực phẩm được chuẩn bị, đóng gói và bảo quản. Một số loại rau như bắp cải, khoai tây, cần tây và dưa chuột không bị đông cứng hoàn toàn và do hàm lượng nước cao sẽ khiến chúng bị nhão sau khi rã đông.

Cách tăng thời gian bảo quản của thực phẩm

Bên cạnh bản thân loại thực phẩm, cách thức thực phẩm được chuẩn bị, đóng gói và bảo quản cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian duy trì chất lượng và độ tươi của thực phẩm trong tủ đông. Quá trình chuẩn bị, đóng gói và bảo quản thực phẩm đúng cách giúp thực phẩm không bị hỏng nhanh chóng bằng cách hạn chế tiếp xúc với không khí và sự tích tụ của các tinh thể đá trong thực phẩm.

Chần rau trước khi đông lạnh sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng, màu sắc, hương vị và kết cấu của chúng. Để chần rau, hãy ngâm rau trong nước sôi trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng cho rau vào nước đá lạnh để dừng quá trình nấu chín rau.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp

Bảo quản thực phẩm trong hộp hoặc túi chống hơi, kín khí để tránh tiếp xúc với không khí cũng là cách giảm gây ra mùi vị khó chịu trong thực phẩm. Thêm nữa, bạn nên làm đông lạnh thực phẩm càng nhanh càng tốt để tránh tích tụ các tinh thể đá có thể khiến thực phẩm bị khô khi rã đông. Cách để cho thực phẩm được đông lạnh nhanh nhất đó là dàn thực phẩm thành một lớp đều để chúng được làm lạnh nhanh chóng.

Dấu hiệu thực phẩm đã bị hỏng

Mặc dù thực phẩm đông lạnh vẫn an toàn để ăn (với điều kiện là được đông lạnh đúng cách và ở trạng thái tốt nhất), tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy thực phẩm đó đã giảm chất lượng và có thể bị hỏng:

  • Thực phẩm có vết cháy khi bảo quản: Điều này xảy ra khi thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với không khí. Mặc dù thực phẩm an toàn để có thể sử dụng, nhưng chúng có thể bị khô và có kết cấu không như ban đầu. Nếu chỉ một phần nhỏ của thực phẩm bị cháy trong tủ đông, bạn có thể chỉ cần cắt phần thức ăn bị cháy trong tủ đông và ăn phần còn lại
  • Thực phẩm có mùi: Sau khi rã đông, hãy thử ngửi thực phẩm. Nếu thực phẩm có mùi hôi, ôi thiu hoặc thối rữa, tốt nhất bạn nên sử dụng chúng.
  • Kết cấu của thực phẩm thay đổi: Nếu thực phẩm có kết cấu nhão hoặc chảy nhớt, thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy sự hư hỏng do vi khuẩn gây ra
  • Thực phẩm thay đổi màu sắc: Màu sắc không phải là dấu hiệu duy nhất của sự hư hỏng vì nhiều loại thực phẩm tươi sẽ đổi màu sau khi đông lạnh. Thực phẩm bị phai màu hoặc sẫm màu kèm theo những thay đổi về mùi hoặc kết cấu có thể cho thấy chúng đang bị hư hỏng

Ngày hết hạn, hoặc hạn sử dụng, trên thực phẩm giúp ước tính khoảng thời gian dự kiến mà thực phẩm sẽ vẫn có chất lượng cao nhất. Ăn thực phẩm đông lạnh quá hạn sử dụng có thể an toàn, nhưng thực phẩm đó có thể không còn hương vị hoặc kết cấu tốt nhất. Bạn nên bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ -17°C hoặc thấp hơn để giúp duy trì chất lượng và độ an toàn của thực phẩm đó trong thời gian dài nhất.

Ngoài ra, bạn cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy thực phẩm đông lạnh không an toàn để ăn. Sau khi rã đông, bạn nên kiểm tra mùi, kết cấu và màu sắc để tìm dấu hiệu hư hỏng.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm