Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cholesterol máu cao - Phần 1

Cholesterol quá nổi tiếng đến nỗi nó trở thành một danh từ được Việt hóa trong ngôn ngữ hiện đại.

Trời đã khuya, nhưng khoa cấp cứu điện vẫn sáng rực. Một bác sĩ mặc áo choàng trắng đang theo dõi các thông số trên màn hình Monitoring, thỉnh thoảng lại cau mày, trong lúc y tá đưa cho bác sĩ kết quả xét nghiệm vừa lấy về.

“Làm lại điện tâm đồ!” Bác sĩ ra y lệnh.

Cô y tá thoăn thoắt mắc lại các điện cực, tay bấm bấm vào bàn phím, ngay sau đó chiếc máy huýt những hồi sáo ngắn dài, một chuỗi ảnh được in ra.

“Rất may anh không bị nhồi máu cơ tim!” Bác sĩ thông báo.

Cuối cùng, mọi thứ đã bình tĩnh trở lại trong bóng tối, ngoại trừ đèn điện khoa cấp cứu vẫn sáng rực, thứ ánh sáng trắng bạc xuyên bóng đêm, nó rọi lên tờ kết quả xét nghiệm đang nằm im trên mặt bàn, bên cạnh đống hồ sơ bệnh án.

Bác sĩ gọi bệnh nhân và người nhà vào nói chuyện.

Người bệnh là một nam giới trẻ tuổi. Bác sĩ lấy ra kết quả xét nghiệm rồi nói: “Cơn đau ngực của anh đã ổn, có thể đó là cơn đau thắt ngực thoáng qua, hoặc đau do dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Phải theo dõi thêm xem nó có xuất hiện trở lại trong thời gian tới”.

Bệnh nhân và người nhà thở phào.

“Kết quả xét nghiệm của anh mọi thứ đều tốt,” – bác sĩ giải thích tiếp – “nhưng Cholesterol quá cao”. “Nó cao bao nhiêu?” – bệnh nhân hỏi. Bác sĩ trả lời: “Cholesterol toàn phần của anh là 301”.

“Chỉ số bao nhiêu là bình thường?” – bệnh nhân lại hỏi.

“Dưới 200, từ 200 – 240 là cao, trên 240 là nguy hiểm.” – bác sĩ trả lời.

“301 là rất nguy hiểm.” – bệnh nhân giật mình. “Đúng vậy!” – bác sĩ nói – “Nên tôi mới phải gọi anh vào nói chuyện. 301 là quá cao, nó sẽ nguy hiểm cho tim mạch.”

“Không thể, làm sao tôi có thể tăng Cholesterol như thế được, vì tôi rất gầy, tôi không ăn mỡ, không hút thuốc lá hay bia rượu, lại thường xuyên tập thể dục.” – bệnh nhân phản ứng.

“Nhưng chỉ số xét nghiệm của anh là 301” – bác sĩ khẳng định.

“Cholesterol!” – bệnh nhân thảng thốt – “Đó là một danh từ quen thuộc. Cholesterol quá nổi tiếng đến nỗi nó trở thành một danh từ được Việt hóa trong ngôn ngữ hiện đại. Hàng ngày, tôi bật ti vi lên trong mỗi bữa cơm, hay mở bất kì trang báo nào, cũng thấy nói đến Cholesterol, đó là thứ nằm trong thực phẩm tạo nên nỗi sợ hãi. Gõ từ khóa Cholesterol trên Google chỉ trong 0,31 giây có tới 129 triệu bài viết đề cập đến. Thống kê của Yahoo, chỉ có 20% số người tìm kiếm để có thông tin về bản chất hóa học của Cholesterol, còn lại 80% tìm kiếm là để biết Cholesterol ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào. Và tôi cũng tìm hiểu nó hàng ngày, thực hiện chế độ ăn kiêng rất chặt chẽ, vậy tại sao Cholesterol trong máu của tôi lại cao và tôi phải làm gì với nó?”

“Đó là một câu hỏi thú vị.” – bác sĩ giải đáp – “Câu trả lời còn thú vị hơn nhiều, với vô số điều, từ lịch sử, cho đến nhân vật và sự kiện, có rất nhiều điều thú vị, đủ để viết nên một cuốn tiểu thuyết mang tên Cholesterol.”

“Viết tiểu thuyết!” – bệnh nhân ngạc nhiên. “Đúng vậy!” – bác sĩ khẳng định – “Không những viết tiểu thuyết, mà tôi còn có thể viết được thơ về Cholesterol. Tôi tin chắc viết thơ về Cholesterol sẽ rất hay.”

“Woohoo!" – bệnh nhân bật khóc - “Vậy chúng ta hãy bắt đầu bằng chữ Cholesterol!”

“Ok!” – bác sĩ cười vui vẻ – “Xin anh đừng khóc! Và bây giờ chúng ta bắt đầu với một danh từ quen thuộc đã được thuần Việt: Cholesterol.”

“Chúng ta biết rằng, mỡ máu là từ dân dã thường dùng, chuyên môn bác sĩ chúng tôi gọi là Lipid máu, nó chảy trong cơ thể và được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là Triglyceride, đó là mỡ động vật mà chúng ta vẫn ăn uống mỗi ngày, nó cũng là mỡ trong chính cơ thể của chúng ta. Những người tăng Triglyceride máu ở mức độ cao, rất dễ bị viêm tụy cấp, lấy máu vào ống xét nghiệm chỉ cần để một lúc là máu đỏ chuyển sang màu trắng đục như sữa.”

“Loại còn lại là Cholesterol.”

“Tôi có thắc mắc!” – bệnh nhân cắt ngang lời – “Cholesterol rõ ràng có đuôi OL thì phải là nhóm chức rượu, tại sao lại gọi nó là mỡ?”

“Yeah! Anh thực sự hiểu biết về hóa học. Câu hỏi của anh sẽ đi đến câu trả lời, rằng Cholesterol vừa là rượu, vừa là mỡ, vừa là một loại Protein; có nghĩa là nó phức tạp hơn tất cả những gì mọi người vẫn tưởng. Chính điều đó đã làm cho rất nhiều sự thật về Cholesterol bị che đậy một cách khéo léo trong mấy chục năm. Và hôm nay nó vẫn đang có nguy cơ bị mọi người hiểu nhầm rất nguy hiểm.”

“Đầu tiên, tôi muốn nói về cái tên: Cholesterol = Chole + ster + ol = nó phản ảnh mức độ nào đó về lịch sử.”

“Vào năm 1816, nhà hóa học người Pháp Marshall khi phân tích thành phần viên sỏi mật, ông phát hiện ra một chất hóa học đặc biệt, có nhóm chức (-OH) của rượu liên kết trực tiếp với nguyên tử C no; và ông dùng chữ Hy Lạp đặt tên cho nó. Theo đó, Chole = mật, ster = rắn, ol = rượu. Thời điểm đó, Cholesterol được coi là một chất có trong mật, nên nó rất quan trọng với tiêu hóa, liên quan trực tiếp đến gan; điều này hoàn toàn đúng.”

“Đến sau giữa TK19, với phát minh vĩ đại của kính hiển vi, con người bắt đầu hiểu được bản chất sự sống ở mức độ tế bào. Vậy nhưng, phải đến năm 1972, nhờ kính hiển vi quang học điện tử, người ta mới phát hiện ra màng tế bào có 2 lớp phân tử Lipid dày đặc, Cholesterol là thành phần vô cùng quan trọng tạo nên 2 lớp Lipid này, giao tiếp giữa trong và ngoài tế bào nhờ những phân tử Protein xuyên màng.”

“Nói theo cách khác, nếu cơ thể không có Cholesterol, thì các tế bào sẽ tan chảy và chết toi. Sự sống, trước đây được cho là hành vi ngẫu nhiên của Đấng Sáng Thế, hay là hiện tượng bí ẩn mà Aristotle quan niệm thế giới được chia nhỏ thành nhiều phần, hoặc sự tồn tại theo chủ thuyết vật lí của Schrodinger; tất cả đã bị học thuyết tế bào với vai trò của Cholesterol đã bị xóa nhòa. Hiểu biết về Cholesterol đã thực sự ủng hộ các lập luận duy vật, đẩy thần học và bất khả tri ra khỏi nơi ẩn nấp cuối cùng là cuộc sống hữu cơ.”

“Cholesterol từ đầu TK20 trở lại trước, nó được coi là “tốt” và không cần phải nghi ngờ. Vào thời điểm đó, khoa học đã tìm thấy Cholesterol ngoài chức năng hình thành màng tế bào, nó còn giúp tạo ra các hormone, vitamin D, các enzyme tiêu hóa thức ăn, các chất cần thiết để tế bào hoạt động khỏe mạnh.”

“Châu Âu nửa cuối TK19 đến thời kì đầu TK20, những người ăn chay sẽ được các bác sĩ, bạn bè và người thân trong gia đình khuyên nên uống Cholesterol thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.”

“Nhưng có một sự thật tréo ngoe, ngay từ cuối TK19 các nhà khoa học khi phân tích mảng bám xơ vữa gây tắc nghẽn thành động mạch, đã phát hiện thành phần có nhiều Cholesterol. Kể từ đây, Cholesterol một mặt được cho là tốt vì nó là chất thiết yếu để duy trì chắc năng sống, một mặt bị coi là xấu đe dọa sức khỏe và tính mạng. Thật tiếc khi đó lại là sự thật: Cholesterol tốt gọi là “Lipoprotein tỉ trọng cao HDL” – Cholesterol xấu gọi là “Lipoprotein tỉ trọng thấp LDL”.

“Vậy chỉ số Cholesterol xấu LDL của tôi là bao nhiêu?” – bệnh nhân lo lắng. “210, bình thường là dưới 120. Chỉ số 210 là quá cao.” – bác sĩ trả lời.

“Rõ ràng tôi không ăn mỡ, không ăn các thức ăn giàu Cholesterol, cơ thể tôi cũng không béo, thậm chí là gầy gò. Hàng ngày tôi vẫn tập thể dục đều đặn. Tôi còn chơi bóng đá. Ở cơ quan, ngoài tham gia đá bóng, tôi còn dự các giải chạy điền kinh thành phố vẫn tổ chức mỗi năm. Vậy tại sao Cholesterol của tôi lại cao như vậy?”

“À,” bác sĩ giải thích – “có những lí do khác nhau gây tăng Cholesterol, như chế độ ăn uống giàu Cholesterol, hoạt động thể lực ít, rượu bia và thuốc lá, tuổi tác, các vấn đề về sức khỏe, cơ địa và chủng tộc. Một số người tăng Cholesterol máu do đột biến gen. Thậm chí anh nhận một phần gen tăng Cholesterol của bố mẹ, còn gọi là di truyền gia đình.”

“Liệu máy xét nghiệm có bị sai hoặc do bữa ăn ban ngày làm cho kết quả xét nghiệm bị sai?” – bệnh nhân thắc mắc.

“Cũng có thể!” – bác sĩ trả lời – “Và bây giờ đêm đã muộn rồi, anh hãy nghỉ ngơi, 2 ngày nữa tôi cho xét nghiệm lại vào buổi sáng, anh nhớ nhịn đói.”

“Cám ơn bác sĩ! Tôi đã bắt đầu hiểu sâu hơn vấn đề. Và qua cuộc trò chuyện này tôi đã có thể viết được thơ về Cholesterol. Đây là những câu thơ tôi vừa nghĩ ra!”

Kết quả xét nghiệm
tôi đã bị cholesterol cao.

Theo bác sĩ

máu của tôi chất béo xấu tràn vào.

Tôi vô cùng bối rối
và nghĩ rằng mình đã bị lừa
bởi tôi đang ăn kiêng với rất ít chất béo,
tôi chỉ ăn ngũ cốc hạt
ăn trái cây và rau
nên máu của tôi bị nhiễm Cholesterol bẩn là không thể

"À", bác sĩ giải thích, "có thể là cơ địa"
vóc dáng của tôi cho dù là tuyệt vời
trọng lượng cơ thể đúng tiêu chuẩn
thể lực tốt toàn diện
nhưng không có nghĩa Cholesterol trong máu của tôi thấp

“Rất có thể” bác sĩ giải thích
hoặc từ bố và mẹ
đã thiết kế ra tình trạng tăng Cholesterol
còn gọi là bộ gen
rồi truyền nó cho tôi

Nhưng bác sĩ lại khẳng định
chất béo cực kì quan trọng đối với sức khỏe
đặc biệt là với não
cả Cholesterol và chất béo bão hòa

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ
----------------------------------------------

Mỡ máu là cách gọi chung được chia thành 2 loại = Triglyceride + Cholesterol.

Cholesterol lại chia tiếp thành 2 loại = Cholesterol tốt “Lipoprotein tỉ trọng cao - HDL” + Cholesterol xấu “Lipoprotein tỉ trọng thấp - LDL”.

Triglyceride phản ánh béo phì, nhiễm mỡ các tạng như gan, phổi, mô tổ chức. Triglyceride cao có thể gây viêm tụy cấp rất nặng.

Cholesterol xấu chính là LDL gây xơ vữa làm tắc mạch máu, là nguyên nhân nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não rất nguy hiểm.

Người ăn kiêng nghiêm ngặt, người gầy gò vẫn có thể bị mỡ máu cao, nên phải xét nghiệm bài bản để chẩn đoán theo hướng dẫn sau:

1. Dưới 19 tuổi:

- Xét nghiệm lần đầu trong khoảng 9-11 tuổi.
- Xét nghiệm lại mỗi 5 năm
- Nếu có tiền sử gia đình mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não, có thể xét nghiệm cho trẻ từ 2 tuổi

2. Trên 20 tuổi:

- Người trẻ nên xét nghiệm 5 năm một lần.
- Nam giới từ 45 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu 1-2 năm mỗi lần.

(...) còn tiếp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Saint Paul - Hà Nội -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm