Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai (phần 1)

Một chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng tốt trong khi mang thai đảm bảo rằng em bé của bạn có được sự khởi đầu tốt nhất có thể.

Chế độ ăn uống tốt nhất là chế độ ăn uống cân bằng cung cấp:

  • chất đạm
  • carbohydrate
  • các loại chất béo lành mạnh
  • vitamin và các khoáng chất

Điều gì tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh trong khi mang thai?

Một chế độ ăn uống lành mạnh trong khi mang thai có chứa cân bằng các loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng như một chế độ ăn uống lành mạnh nói chung. Sự khác biệt là bạn cần số lượng lớn hơn. Nếu bạn đã có thói quen ăn uống lành mạnh, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh một chút để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Calo

Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ thêm khoảng 300 calo so với mức tiêu thụ bình thường của họ. Tránh ăn kiêng và ăn quá nhiều trong khi mang thai. Suy nghĩ "ăn cho hai người" hoàn toàn là một sai lầm: điều quan trọng là ăn một cách vừa phải.

Carbohydrate phức hợp

Bất cứ khi nào có thể, hãy ăn carbohydrates phức tạp, chẳng hạn như:

  • bánh mì nguyên cám và mì ống
  • rau
  • đậu

Tránh xa những carbohydrate đơn giản:

  • bánh mì trắng
  • bánh quy
  • khoai tây chiên
  • đường
  • chất tạo ngọt

Protein

Nên ăn từ 75 đến 100 gram protein mỗi ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu nên ăn nhiều protein hơn nếu thai kỳ của bạn được coi là có nguy cơ cao.

Rau

Rau có chứa một lượng lớn:

  • vitamin A
  • beta-carotene
  • chất xơ
  • vitamin E
  • riboflavin
  • axít folic
  • vitamin B6
  • canxi
  • khoáng chất

Ngũ cốc và các loại đậu

Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, chẳng hạn như đậu khô, và các loại carbohydrates lành mạnh khác như trái cây và rau quả có nhiều tinh bột nên là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng cung cấp vitamin B và các khoáng chất vi lượng, như selen kẽm và magiê. Ngũ cốc và các loại đậu có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin B khác nhau: thiamin (vitamin B-1), riboflavin (vitamin B-2), folate và niacin.

Em bé đang lớn của bạn cần những thứ này cho sự phát triển của mọi bộ phận cơ thể. Folate có thể làm giảm đáng kể nguy cơ sinh con bị tật nứt đốt sống. Những thực phẩm này còn cung cấp năng lượng cho sự phát triển của bé và giúp xây dựng nhau thai và các mô khác trong cơ thể bạn.

Chất xơ

Cố gắng ăn 20 đến 35 gam chất xơ mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu và trái cây. Các sản phẩm được dán nhãn tinh chế không có lợi cho bạn hoặc con bạn.

Sắt

Bạn nên ăn thức ăn giàu sắt hàng ngày. Vì nhiều phụ nữ không có đủ sắt trong chế độ ăn uống, sắt là một phần quan trọng trong việc bổ sung tiền sản. Sắt thường được hấp thụ kém từ thực phẩm từ thực vật, đó là lý do tại sao rất khó để nhiều người đạt được nhu cầu thích hợp. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Họ có thể đề nghị sử dụng thực phẩm bổ sung.

Nguồn sắt trong thực phẩm tốt nhất của bạn là thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò. Bạn có thể nhận được sắt không heme (có trong rau) từ đậu lăng, rau bina, và nhiều loại đậu. Để cải thiện sự hấp thu sắt thực vật hoặc chất sắt không heme, hãy kết hợp thức ăn với nguồn giàu vitamin C. Ví dụ, thêm ớt chuông thái lát tươi hoặc dâu tây vào salad rau bina của bạn. Khuyến cáo nên bổ sung 27 mg sắt cho phụ nữ mang thai hàng ngày.

Chất béo

Thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh bao gồm thực phẩm chiên rán, chất béo bão hòa và các sản phẩm đóng gói có chứa chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải loại bỏ tất cả các loại axit béo ra khỏi chế độ ăn của mình. Các axit béo thiết yếu rất quan trọng, bao gồm các axit béo omega-3. Một số ví dụ về chất béo lành mạnh bao gồm:

  • Quả óc chó
  • trái bơ
  • hạt bí đỏ và hạt hướng dương
  • hạt Chia
  • hạt lanh
  • cá béo
  • dầu ô liu

Những thực phẩm này cung cấp đúng loại chất béo để phát triển não bộ của bé.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên tắc dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm