Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi - Những điều cha mẹ cần biết

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bước sang mốc phát triển mới mà cha mẹ cần lưu ý.

Về dinh dưỡng

Trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh, vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa. Bên cạnh đó ở giai đoạn này bé còn có những mốc phát triển mà cha mẹ cần nắm rõ để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Ở giai đoạn bé 6 tháng tuổi, trẻ chính thức bước sang một giai đoạn mới.

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?

Đối với bé 6 tháng khi nằm ngửa, bé có thể bỏ chân vào miệng. Bé có thể lăn từ thế nằm ngửa sang nằm sấp, sấp sang ngửa. Khi nằm ngửa, bé có thể bỏ chân vào miệng và có thể trườn về trước khi nằm sấp.

Bé cũng có thể cầm nắm đồ vật và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Bé có thể ngồi mà không cần phải đỡ nhiều. Bé cũng có thể cầm nắm đồ vật và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, hoặc với tay lấy đồ vật. Ở tuổi này có thể có một hoặc hai chiếc răng.

Ở độ tuổi 6 tháng, bé có thể nhận ra ai là người lạ, không theo bố và bà khi không thích hoặc chỉ theo mẹ. Bé đã nhận biết được khi có người gọi tên mình, mắt bé sẽ dõi theo hướng của người gọi.

Bé có thể mỉm cười và cười thành tiếng. Bé cực kỳ thích nghe người khác nói chuyện với mình hoặc chơi với mình, đặc biệt là cha mẹ. Đặc biệt, bé 6 tháng tuổi có thể bập bẹ (phát âm các phụ âm) và kêu ré lên. Nếu bị lấy mất đồ chơi, bé có thể sẽ tỏ ra khó chịu và khóc.

Đối với bé 6 tháng tuổi bé có thể lăn từ thế nằm ngửa sang nằm sấp.

Lưu ý về chế độ dặm của bé 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh, nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Giai đoạn này chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ, vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nhiều cha mẹ cố gắng chế biến thức ăn ở mức độ lỏng như sữa mẹ để bổ sung cho bé. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của loại sản phẩm chế biến này thấp không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém.

Nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Vì vậy, bé 6 tháng tuổi nên tiếp tục được cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bổ sung chất sắt dành cho trẻ nhỏ như là nguồn dinh dưỡng chính.

Về việc bổ sung nước trái cây với trẻ 6 tháng tuổi: Ở tháng tuổi này nước trái cây chưa cần thiết, nhưng nếu vẫn muốn cho bé uống thì không uống quá 120 -180 ml mỗi ngày. Có thể pha thêm nước và trái cây để làm loãng.

Có thể cho bé ăn thức ăn đóng hộp hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà.

Ngoài ra, bé cũng có thể ăn các loại ngũ cốc có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày. Cho bé làm quen với chỉ một loại thức ăn mới mỗi lần. 

Dùng các loại thức ăn chỉ có một thành phần để có thể xác định bé có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào không. Thức ăn cho em bé không cần bỏ thêm gia vị đường, muối hoặc chất béo.

Lời khuyên thầy thuốc

Ở tuổi này nếu cha mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác thường ví dụ như: Không có bất kỳ một đáp ứng nào với những tiếng động xung quanh, thậm chí bé cũng không phát ra âm thanh nào, chưa cứng cổ, chưa nhận thức được với các người thân quen và người lạ, không thể ngồi được… thì đây có thể là dấu hiệu những vấn đề liên quan đến thính giác, chậm phát triển trí não.... Cha mẹ cần sớm đưa bé đến gặp bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Video - Gợi ý 10 trò chơi tốt cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi.

ThS Trần Ngọc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

Xem thêm