Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lồng ruột ở người lớn và trẻ nhỏ

Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em là không rõ ràng. Mặc dù lồng ruột hiếm gặp ở người lớn, nhưng đa phần các trường hợp lồng ruột ở người lớn là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như một khối u trong ruột. Hãy cùng tìm hiểu về lồng ruột ở người lớn và trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.

Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó một đoạn ruột trượt và lồng vào một phần liền kề của đoạn cạnh đó. Lồng ruột thường gây ra tình trạng tắc nghẽn thực phẩm hoặc chất lỏng đi qua, đồng thời cũng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến rách ruột (thủng ruột), nhiễm trùng và hoạt tử các mô ruột không được cung cấp máu nuôi dưỡng.

Ở trẻ em, ruột thường có thể được đẩy trở lại vị trí ban đầu bằng một thủ thuật nhỏ gọi là bơm hơi tháo lồng. Ở người lớn, phẫu thuật thường được yêu cầu để khắc phục tình trạng này.

Các triệu chứng của lồng ruột

Triệu chứng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu lồng ruột đầu tiên ở trẻ nhỏ bao gồm khóc to, đột ngột do đau bụng. Trẻ sơ sinh có thể co đầu gối vào ngực khi khóc do quá đau.

Cơn đau do lồng ruột xuất hiện và biết mất ban đầu thường trong khoảng từ 15 đến 20 phút một lần. Những cơn đau này kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn khi lồng ruột tiến triển dài hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên khác của lồng ruột bao gồm:

  • Phân có lẫn máu và chất nhầy - đôi khi được gọi là phân thạch vì hình dáng của phân
  • Nôn mửa
  • Xuất hiện khối u ở vùng bụng
  • Mệt mỏi, yếu hoặc suy nhược năng lượng
  • Tiêu chảy

Không phải ai cũng gặp phải tất cả các triệu chứng điển hình của lồng ruột. Một số trẻ sơ sinh không có cảm giác đau rõ ràng, và một số trẻ không đi ngoài ra máu hoặc có khối u ở bụng. Một số trẻ lớn bị đau nhưng không có các triệu chứng khác đi kèm.

Triệu chứng ở người lớn

Vì lồng ruột hiếm gặp ở người lớn và các triệu chứng của rối loạn này thường trùng lặp với các triệu chứng của các rối loạn khác, nên việc xác định chính xác lồng ruột ở người trưởng thành thường khó khăn hơn. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng xuất hiện và biến mất theo cơn. Buồn nôn và nôn cũng có thể xảy ra. Đôi khi mọi người có thể xuất hiện các triệu chứng trong nhiều tuần trước khi thực sự cần chăm sóc y tế.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Lồng ruột là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu bạn hoặc trẻ nhỏ xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng được liệt kê ở trên, hãy tìm sự giúp đỡ của các cơ sở y tế ngay lập tức. Ở trẻ sơ sinh, hãy nhớ rằng các dấu hiệu đau bụng có thể bao gồm các cơn đau khiến trẻ phải co gập người và khóc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nguyên nhân nào gây ra lồng ruột?

Ruột giống như một đường ống dài, mềm mại. Trong tình trạng lồng ruột, một phần của ruột - thường là ruột non - trượt vào bên trong lòng một phần ruột liền kề nó. Điều này có thể ví như một cái kính thiên văn vì nó tương tự như cách một cái kính thiên văn có thể thu gọn trượt lại vào trong nhau.

Trong một số trường hợp ở người lớn, lồng ruột là do sự phát triển bất thường trong ruột, chẳng hạn như một khối u. Các cơn co thắt bình thường của ruột sẽ tác động trên các điểm khối u này này và dẫn đến niêm mạc của phần ruột đó bị trượt ra ngoài, bao lấy phần ruột phía trước. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, không xác định được nguyên nhân gây lồng ruột cụ thể.

Ở trẻ nhỏ

Trong phần lớn các trường hợp lồng ruột ở trẻ em, nguyên nhân là không xác định được. Bởi vì lồng ruột dường như xảy ra thường xuyên hơn vào mùa thu và mùa đông/và vì nhiều trẻ mắc phải tình trạng này cũng có các triệu chứng giống như cúm, một số người nghi ngờ virus có thể đóng một vai trò nào đó. Đôi khi, một vấn đề bất thường cũng có thể được xác định là nguyên nhân của tình trạng này - thường gặp nhất là một túi thừa tại niêm mạc ruột non (túi thừa Meckel's).

Ở người lớn

Ở người lớn, lồng ruột thường là kết quả của một tình trạng bất thường hoặc thủ thuật y tế, bao gồm:

  • Một khối u trong ruột
  • Phát triển tình trạng mô giống sẹo trong ruột (gây kết dính)
  • Phẫu thuật giảm cân (cắt dạ dày) hoặc phẫu thuật khác trên đường ruột
  • Viêm do các bệnh như bệnh Crohn…

Các yếu tố nguy cơ của lồng ruột

Các yếu tố nguy cơ của lồng ruột bao gồm:

  • Tuổi tác. Trẻ em - đặc biệt là trẻ nhỏ - có nguy cơ bị lồng ruột cao hơn nhiều so với người lớn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi.
  • Giới tính. Lồng ruột thường ảnh hưởng đến các trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.
  • Ruột bất thường khi sinh. Rối loạn đường ruột là tình trạng ruột không phát triển hoặc vận động một cách không chính xác, và nó làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ.
  • Một số vấn đề khác. Một số rối loạn - chẳng hạn như xơ nang, ban xuất huyết Henoch-Schonlein, bệnh Crohn và bệnh celiac - có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột.
Các biến chứng gặp phải của lồng ruột

Lồng ruột có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, thiếu máu sẽ làm chết các mô của thành ruột. Mô chết có thể dẫn đến rách (thủng) thành ruột, có thể gây nhiễm trùng niêm mạc trong khoang bụng (viêm phúc mạc).

Viêm phúc mạc là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm:

  • Đau bụng
  • Sưng, phù vùng bụng
  • Sốt
  • Nôn mửa

Viêm phúc mạc có thể khiến trẻ bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm:

  • Da lạnh, nổi da gà, có thể nhợt nhạt hoặc tím tái
  • Mạch yếu và nhanh
  • Nhịp thở bất thường, có thể chậm và nông hoặc rất nhanh
  • Lo lắng hoặc kích động

Trẻ bị sốc có thể tỉnh táo hoặc bất tỉnh. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức.

Tổng kết

Lồng ruột được coi là một cấp cứu, và chúng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tỉ lệ mắc phải ở trẻ có thể là 3-5/1000 trẻ. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả ở người trưởng thành, song hay gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi 5-9 tháng tuổi, đặc biệt ở trẻ nam nhiều hơn so với trẻ nữ.

Nếu phát hiện ra các dấu hiệu của lồng ruột ở trẻ nhỏ hay chính bản thân, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Đây là một tình trạng cấp cứu và cần được xử trí phù hợp để tránh các hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tắc ruột – Nguy hiểm, vì sao?

Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm