Sức khỏe tâm thần là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Trẻ thiếu kỹ năng ứng phó, chưa được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Kết quả của Điều tra Sức khỏe Tâm thần Vị thành niên Việt Nam năm 2022 nêu bật một thực tế đáng lo ngại: Nhiều trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên đang phải vật lộn với những khó khăn về sức khỏe tâm thần.
Báo cáo cho thấy, cứ 5 trẻ vị thành niên sẽ có 1 em gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, đa số các em còn thiếu các kỹ năng ứng phó, chưa tiếp cận được sự hỗ trợ cần thiết và các dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần.
Hơn nữa, chỉ có 5,1% cha mẹ có con vị thành niên nhận thấy con mình cần sự giúp đỡ đối với các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết: "Điều cần thiết là tất cả chúng ta, những người làm cha mẹ, giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên y tế, chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân cùng hành động để xóa bỏ sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần, cần hiểu được sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc trải nghiệm và ứng phó liên quan đến sức khỏe tâm thần, tích cực và kiên trì thúc đẩy các phương pháp tiếp cận và chiến lược nhằm tăng cường phòng ngừa nguy cơ nghiêm trọng trong lĩnh vực này".
Nhân kỷ niệm ngày Công ước về Quyền Trẻ em (CRC) có hiệu lực (20/11), UNICEF tổ chức chiến dịch truyền thông "Mở lòng & kết nối" để truyền tải các thông tin liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Chiến dịch này cung cấp những biện pháp hỗ trợ, nguồn tài liệu và ý tưởng sáng tạo giúp cộng đồng nhận biết một người bạn, con gái, con trai, học sinh hoặc chính bản thân mình đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, chiến dịch cũng khuyến khích tất cả mọi người mở lòng và kết nối với nhau, với bạn bè, cha mẹ, giáo viên và những người có thể hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.
Cũng trong Ngày Trẻ em Thế giới, UNICEF Việt Nam tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực có ảnh hưởng đến cuộc sống của các em.
Dấu hiệu trẻ cần được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần có vai trò rất quan trọng ở mọi giai đoạn cuộc đời. Đặc biệt, tuổi vị thành niên là giai đoạn cửa sổ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Thiếu kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần, những định kiến của xã hội cũng như dịch vụ sức khỏe tâm thần còn hạn chế đồng nghĩa với việc nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không nhận được hỗ trợ về điều trị và tư vấn chuyên môn khi các em cần nhất.\
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Hiền - Trung tâm Tâm lý trị liệu Việt Nam nhận định, xử lý khủng hoảng tâm lý ở trẻ vị thành niên cần sự thay đổi từ cả cha mẹ.
Chia sẻ với Tạp chí Sức khỏe+, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Hiền - Trung tâm Tâm lý trị liệu Việt Nam (NHC) cho hay, các bậc phụ huynh cần thực hành việc quan sát tinh tế, đồng hành và dẫn dắt con trong các giai đoạn trưởng thành.
Ngoài ra, cha mẹ nhận biết sớm những biểu hiện trẻ cần trợ giúp là yếu tố quan trọng để can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chuyên gia cũng gợi ý một số những dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nguy cơ tự làm hại bản thân mà cha mẹ cần lưu tâm:
Thứ nhất, trẻ suy nhược cơ thể, chán ăn, không vận động, mất năng lượng. Con có những biểu hiện trạng thái tinh thần rơi vào tiêu cực, con nhạy cảm, dễ buồn chán, cảm thấy mình không được quan tâm, mình bị bỏ rơi.
Thứ hai, trẻ mất cân bằng cảm xúc, hay hoảng hốt, ngay cả với những điều mà nhỏ nhặt xảy ra hàng ngày, dễ bị kích động, bị nổi cáu.
Dấu hiệu thứ ba đó là con căng thẳng và rối loạn lo âu. Trẻ có những nỗi sợ hãi, ám ảnh, lo lắng và suy diễn theo hướng tiêu cực.
Thứ tư, đó là cảm giác bị ám ảnh. Trong quá khứ, con đã gặp những trải nghiệm xấu, gây ra những nỗi sợ, cú sốc tâm lý: Chứng kiến bạo lực trong gia đình hoặc là trong nhà trường; Có những ám ảnh về nỗi sợ bị làm sai, bị chỉ trích, bị hạ nhục, bêu xấu.
Dấu hiệu thứ năm mà cha mẹ có thể quan sát được là con rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc là ngủ quá nhiều; Thường hay bị thức giấc vào giữa đêm hoặc khó ngủ lại.
Thứ sáu là trẻ mất tập trung, trí nhớ giảm sút, không dễ dàng trình bày diễn đạt được ngôn ngữ một cách suôn sẻ so với độ tuổi của não bộ.
Dấu hiệu thứ bảy đó là con thường có xu hướng tự cô lập bản thân, tách mình ra khỏi đám đông hoặc cảm thấy không hứng thú với việc hoạt động nhóm.
Dấu hiệu thứ tám, cha mẹ cần để ý khi trẻ có những biểu hiện tự làm hại bản thân bằng tinh thần (tự chỉ trích và hoài nghi chính mình) hoặc bằng hành động (tự ý gây thương tích), nghiện các chất kích thích, có những chi phí thanh toán bất ngờ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Con thông minh, nhờ mẹ dạy theo 7 bí quyết "chuẩn" khoa học này.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.