Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây nước tiểu đục ở nữ giới và nam giới

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến nguyên nhân làm xuất hiện nước tiểu đục ở hai giới.

Mất nước-đặc biệt nguy hiểm ở người trẻ và người già

Nhiều người biết rằng nước tiểu có màu sẫm hơn là dấu hiệu của mất nước, nhưng nước tiểu đục cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn không nhận đủ nước.

Bạn có nguy cơ cao bị mất nước trong thời tiết nóng hoặc nếu bạn tập thể dục cường độ nặng, bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.

Ngoài nước tiểu đục, những dấu hiệu sau có thể đi kèm với mất nước:

  • Nước tiểu sẫm màu
  • Thường xuyên đi tiểu ít
  • Mệt mỏi
  • Cảm thấy rất khát
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt hoặc choáng váng

Nếu bạn bị tiêu chảy, mất phương hướng, nôn mửa, phân có máu hoặc phân đen thì bạn cần đi khám ngay lập tức.

Mất nước nhẹ đến trung bình được điều trị bằng cách bổ sung nhiều chất lỏng như nước. Khi tình trạng mất nước diễn ra nghiêm trọng thì bạn cần truyền dịch tĩnh mạch để bù nước.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả 2 giới

Một lượng dịch tiết tăng lên dưới dạng máu hoặc mủ có thể xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), gây đục nước tiểu. Điều này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Sự dư thừa của các tế bào bạch cầu được cơ thể sử dụng để chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể làm cho nước tiểu bị đục.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và đi lên bàng quang. Nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam  giới. Bên cạnh nước tiểu đục, các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Đau vùng chậu
  • Liên tục muốn đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Khó tiểu

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị bằng một đợt kháng sinh trong vài ngày. Trường hợp nặng hơn có thể được điều trị ban đầu bằng kháng sinh qua đường tiêm, sau đó là vài tuần dùng kháng sinh đường uống.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) sẽ tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể, xuất hiện nhiều tế bào bạch cầu gây đục nước tiểu. Một số bệnh còn gây tăng tiết dịch âm đạo, cũng làm xuất hiện vẩn đục khi đi tiểu.

Nếu bạn bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Tiểu đau hoặc đi tiểu thường xuyên
  • Bộ phận sinh dục bị ngứa hoặc đỏ
  • Tiết dịch bất thường từ dương vật hoặc âm đạo
  • Mụn rộp sinh dục hoặc mụn cóc
  • Mùi hôi ở âm đạo
  • Đau bụng

Một số trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không có bất kỳ triệu chứng gì. Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng bị mắc thì hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sỏi thận

Khi bị sỏi thận, bạn có khả năng giải phóng một lượng khoáng chất cao trong nước tiểu, gây nước tiểu vẩn đục. Đôi khi sỏi có thể làm xuất hiện cơn đau dữ dội và chặn dòng nước tiểu.

Ngoài nước tiểu đục, các dấu hiệu của bệnh sỏi thận bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng
  • Sốt và ớn lạnh
  • Nôn
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Đối với trường hợp sỏi thận không tự khỏi, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể hoặc nội soi niệu quản hoặc phẫu thuật.

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện nước tiểu đục vì một số lý do. Thận phải xử lý lượng đường dư thừa trong máu gây ra tình trạng mất nước làm đục nước tiểu. Tổn thương thận do bệnh tiểu đường làm giảm hiệu quả lọc nước tiểu của thận.

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường ngoài nước tiểu đục:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy khát hoặc đói thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Ngứa ran hoặc tê bì ở bàn tay và bàn chân.

Các vấn đề về tuyến tiền liệt

Tình trạng viêm hay nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt được gọi là viêm tuyến tiền liệt, làm giải phóng các tế bào bạch cầu, mủ và dịch tiết gây đục nước tiểu.

Các dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt:

  • Tiểu đau hoặc đi tiểu thường xuyên
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau ở lưng, hông hoặc vùng xương chậu
  • Đau khi xuất tinh

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, hay gặp bác sĩ, bạn sẽ được kiểm tra và xét nghiệm nước tiểu, máu.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh nhiễm trùng âm đạo do nhiễm nấm men, nhiễm trichomoniasis hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nước tiểu đục. Sự dư thừa của các tế bào bạch cầu hoặc dịch tiết khác cũng có thể làm nước tiểu đục khi bạn bị viêm âm đạo.

Các triệu chứng của viêm âm đạo gồm:

  • Tiểu đau
  • Chảy máu âm đạo
  • Âm đạo bị kích ứng
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Dịch âm đạo thay đổi màu sắc và mùi

Bác sĩ sẽ khám vùng chậu, kiểm tra dịch âm đạo, độ pH của âm đạo. Tùy thuộc vào nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguy cơ gây xuất hiện nước tiểu đục. Uống quá nhiều sữa (có chứa canxi photphat), ăn thực phẩm giàu phospho (như thịt và các sản phẩm từ sữa) hoặc tiêu thụ nhiều vitamin D có thể làm đục nước tiểu.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm