Triệu chứng của HIV và HPV
Nhiều người bị nhiễm HPV và HIV không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Triệu chứng của HPV
Thông thường, những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể tự chống lại nhiễm trùng HPV mà không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe đáng chú ý nào.
Khi cơ thể không thể chống lại HPV, các triệu chứng có thể xuất hiện dưới dạng mụn cóc sinh dục. Mụn cóc cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm: tay, chân, bàn chân, mặt.
Các chủng HPV nguy cơ cao chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, nhưng chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như các bệnh ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, họng.
Ung thư do HPV có thể ủ bệnh trong nhiều năm. Vì vậy, bạn cần phải đi kiểm tra thường xuyên. Đối với phụ nữ, nên kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên.
Triệu chứng của HIV
Những người nhiễm HIV thường không biết rằng họ đã bị nhiễm virus. Bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng thực thể nào.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 1-6 tuần nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm: sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau khớp.
Các yếu tố nguy cơ của HPV và HIV
Một trong hai loại virus có thể lây nhiễm sang bất kỳ ai khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Các virus có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở trên da.
Yếu tố nguy cơ nhiễm HPV
Nhiễm HPV có thể xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc các tiếp xúc da kề da khác.
Điều này do HPV lây nhiễm qua các tế bào biểu mô như bàn tay hoặc bàn chân, vùng miệng và bộ phận sinh dục. Bất kỳ tiếp xúc nào ở những khu vực này của người bệnh đều có thể lây nhiễm virus.
Yếu tố nguy cơ nhiễm HIV
HIV có thể lây truyền theo nhiều cách khác nhau, lây truyền qua đường máu, sữa mẹ, tinh dịch, dịch âm đạo. Tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo của người dương tính với HIV sẽ gây nhiễm HIV. Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, qua miệng và hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Dùng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy là một phương pháp lây truyền khác.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm HIV, và những người nhiễm HIV có nhiều khả năng bị nhiễm HPV.
Chẩn đoán
Các bác sĩ có thể chẩn đoán HPV bằng cách nhìn vào mụn cóc, nếu nó xuất hiện. Tuy nhiên, HIV thì cần phải xét nghiệm máu hoặc nước bọt.
Chẩn đoán HPV
Ở một số người, sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng HPV. Những người khác có thể biết họ bị nhiễm HPV khi họ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.
Bác sĩ có thể chẩn đoán HPV bằng cách kiểm tra mụn cóc. Nếu mụn cóc khó nhìn thấy, sử dụng giấm để dễ dàng làm nổi các mụn cóc giúp bác sĩ dễ dàng xác định hơn. Xét nghiệm Pap xác định xem các tế bào cổ tử cung có bất thường hay không. Một số loại HPV cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng xét nghiệm DNA trên các tế bào cổ tử cung.
Chẩn đoán HIV
Có thể mất đến 12 tuần để cơ thể bạn xuất hiện kháng thể kháng HIV. HIV thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hoặc nước bọt, nhưng những xét nghiệm này có thể dẫn đến âm tính giả nếu chúng được thực hiện quá sớm. Có nghĩa là xét nghiệm có thể ra kết quả âm tính mặc dù có nhiễm trùng.
Một xét nghiệm mới hơn kiểm tra một loại protein cụ thể sẽ có mặt ngay sau khi nhiễm. Ngoài ra còn có một xét nghiệm tại nhà chỉ cần dùng một miếng gạc lấy dịch trong miệng. Nếu kết quả là âm tính, bạn nên kiểm tra sau lại sau 3 tháng. Nếu dương tính, cần phải xác nhận lại với bác sĩ.
Chẩn đoán càng sớm thì việc điều trị cũng sẽ bắt đầu sớm. Số lượng CD4, tải lượng virus và xét nghiệm kháng thuốc có thể giúp tìm ra giai đoạn bệnh và cách tiếp cận điều trị tốt nhất.
Điều trị HPV và HIV
HPV không phải lúc nào cũng cần điều trị. Còn HIV thì cần ngăn ngừa sự tiến triển.
Điều trị HPV
Không có phương pháp điều trị cụ thể để loại bỏ hoàn toàn virus HPV ra khỏi cơ thể.
Điều trị HIV
Nhiễm HIV có 3 giai đoạn:
Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính có các triệu chứng giống cúm điển hình.
Giai đoạn tiềm ẩn, virus tiếp tục nhân lên nhưng không biểu hiện hoặc chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ.
Giai đoạn 3, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương nặng và dễ bị mắc các nhiễm trùng cơ hội.
Các loại thuốc kê đơn phổ biến nhất là bốn loại sau:
Liệu pháp kết hợp nhiều loại thuốc thường được sử dụng.
Mặc dù mỗi loại thuốc chống lại HIV theo một cách khác nhau, nhưng chúng hoạt động để ngăn chặn virus lây nhiễm vào tế bào hoặc ngăn chặn nó nhân lên.
Sử dụng thuốc và quản lý phù hợp sẽ ngăn chặn sự tiến triển của HIV.
Triển vọng trong điều trị bệnh
Hiện tại, không có cách điều trị cho HIV hoặc HPV. Tuy nhiên, HPV không gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài. Với các phương pháp điều trị hiện tại, HIV có thể được quản lý, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus, giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ.
Các biện pháp phòng ngừa HPV và HIV
Hiện đã có vắc-xin phòng HPV. Mọi người nên chủng ngừa HPV ở tuổi 11 hoặc 12. Những người tiêm HPV trước khi đủ 15 tuổi sẽ tiêm 2 mũi trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng.
Ngoài ra còn có một loại vắc-xin dành cho người đến 45 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin HPV. Bạn sẽ tiêm 3 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng.
Mặc dù không có vắc-xin HIV có sẵn, nhưng bạn có thể sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), dưới dạng thuốc uống hàng ngày, được khuyến cáo cho những người đã biết mình có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV.
Để giảm nguy cơ nhiễm HIV, điều quan trọng là tránh dùng chung kim tiêm và quan hệ tình dục an toàn. Các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ nhiễm HIV bao gồm:
Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp sàng lọc và cách phòng ngừa bệnh.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé