Erin Coleman - người mẹ của một cô con gái 14 tuổi cho biết con của cô thường sử dụng ứng dụng mạng xã hội như Tiktok, Instagram để để tìm kiếm các video chẩn đoán sức khỏe tâm thần.
Theo thời gian, cô bé bắt đầu tự nhận mình mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, tự kỷ, chứng sợ nấm (sợ bụi bẩn và vi trùng), sợ không gian (sợ ra khỏi nhà).
Coleman nói: “Mỗi tuần, bé lại đưa ra một chẩn đoán khác. Nếu bé nhìn thấy chút điểm tương đồng của mình trong chẩn đoán, bé sẽ cho rằng mình mắc hội chứng đó”.
Sau khi trải qua các cuộc kiểm tra về sức khỏe tâm thần và tình trạng y tế, con gái của cô được chẩn đoán không mắc phải tình trạng mà bé đã suy đoán, mà chỉ bị lo lắng nghiêm trọng. Con của Coleman thậm chí còn hoài nghi chẩn đoán của các chuyên gia.
Về vấn đề này, nhiều phụ huynh và chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về việc xác định bệnh sai có thể làm trầm trọng thêm hành vi của thanh thiếu niên, khiến họ cảm thấy bị cô lập.
Trong trường hợp xấu nhất, thanh thiếu niên có thể sử dụng các loại thuốc không phù hợp, không theo chỉ định của bác sĩ.
Nguy hiểm hơn, một khi thanh thiếu niên tìm kiếm nội dung về sức khỏe tâm thần, các thuật toán của nền tảng có thể tiếp tục hiển thị video và bài đăng tương tự.
Alexandra Hamlet, một nhà tâm lý học lâm sàng ở thành phố New York cho biết các công ty truyền thông xã hội nên điều chỉnh các thuật toán để phát hiện tốt hơn khi người dùng xem quá nhiều nội dung về một chủ đề cụ thể.
Trong một tuyên bố, Liza Crenshaw, người phát ngôn của Meta, công ty mẹ của Instagram, cho biết công ty không “có các biện pháp bảo vệ cụ thể ngoài Tiêu chuẩn cộng đồng, điều này tất nhiên sẽ cấm mọi thứ quảng bá, khuyến khích hoặc tôn vinh những thứ như rối loạn ăn uống hoặc tự làm hại bản thân.”
Được biết, Meta đã tạo ra một số chương trình, bao gồm cả chương trình Well-being Creator Collective, để hướng dẫn những người sáng tạo nội dung về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, cũng như làm thế nào để thiết kế nội dung tích cực nhằm truyền cảm hứng cho thanh thiếu niên và hỗ trợ sức khỏe của họ.
Instagram cũng đã giới thiệu một số công cụ để hạn chế duyệt web vào đêm khuya và tích cực thúc đẩy thanh thiếu niên hướng tới các chủ đề khác nhau, nếu họ đã xem bất kỳ loại nội dung nào quá lâu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 giai đoạn tâm lý bạn sẽ trải qua khi mắc 1 căn bệnh mới.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.