Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh giác trước thông tin giả sức khỏe

Trên thế giới, thông tin giả liên quan đến sức khỏe đang được cảnh báo ở mức “rất tệ hại”.

Còn trong nước ta, thông tin giả sức khỏe đang phát triển chóng mặt với sự “trợ lực” của mạng xã hội, tạo ra những hệ lụy không thể xem thường.

Có một bác sĩ kể câu chuyện khá chua chát như sau: một bệnh nhân nữ bị đái tháo đường hơn 8 năm, nhờ ông chữa mà đường huyết 3 năm nay rất ổn. Lần tái khám gần đây, đột nhiên đường huyết tăng vọt. Bà khẳng định vẫn uống thuốc, tập thể dục đều đặn và không thay đổi chế độ ăn. Gặng hỏi mãi thì bà mới rụt rè cho biết: “Thú thật với bác sĩ, hai tháng nay, mỗi ngày tôi ăn thêm nửa quả dưa hấu vì con tôi xem trên mạng thấy có người bảo trong dưa hấu có chất trị được bệnh đái tháo đường”! (Bà đâu biết rằng trong dưa hấu ăn ngọt như thế là chứa nhiều đường).

Ai có dùng Facebook chắc không lạ với những thông tin có thể gây hại. Kiểu như bệnh nhân bị đột quỵ lại có lời khuyên, thay vì đưa đến ngay bệnh viện, người nhà mất thời gian chích máu 10 đầu ngón tay và cạy miệng đổ nước gừng(!). Hay thông tin của nhóm “phản đối chủng ngừa” (anti-vaccination movement) nhan nhãn trên mạng gần đây với những lập luận quá ư… khôi hài đối với giới chuyên môn là bác sĩ. Cần nhắc lại, chính nhờ thành tựu của chủng ngừa, rất nhiều con em của chúng ta thoát được sự hành hạ của các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, Việt Nam đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỉ lệ mắc hầu hết là các bệnh  có thuốc chủng phòng (vắcxin) trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” đều giảm qua các năm. Tất cả những điều vừa kể có nguy cơ bị phá vỡ từ việc “từ chối tiêm chủng” do sự tin quá đổi vào thông tin giả sức khỏe trên mạng.

Cảnh giác trước thông tin giả sức khỏe

Mạng xã hội tạo ra những hệ lụy không thể xem thường

Cũng trên mạng xã hội, thời gian gần đây “bùng nổ” những thông tin chia sẽ, và cả những ý kiến nhiều chiều về việc hướng dẫn dùng những bài thuốc dân gian (bao gồm cả thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thảo dược theo công thức của người dân tộc...) , những bài thuốc đặc trị chưa được kiểm chứng, và cả những phương pháp trị liệu... cho các bệnh thông thường cho đến bệnh nan y như ung thư.

Dẫu những thông tin lan truyền trên mạng xã hội không có giá trị về mặt y khoa nhưng người ta hết hồn vì số lượt thích (like), chia sẻ (share), nhận xét (comment) lên đến hàng ngàn.

Đối với các nhà chuyên môn y dược như bác sĩ, dược sĩ, phải luôn dựa trên quan điểm “y học thực chứng” hay “y học có chứng cứ” (evidence-based medicine, viết tắt EBM) trong thực hành y dược, tức phải biết chọn công cụ tìm tin hữu hiệu để tìm đúng thông tin trị liệu bằng thuốc đáng tin cậy. Các nhà điều trị được đào tạo để dùng thuốc hay một phương thức trị liệu nào đó, chỉ khi thuốc hay phương thức trị liệu thật sự đã trải qua những nghiên cứu gọi là thử nghiệm lâm sàng (tức thử trên người) khoa học đúng bài bản. Vì sức khỏe và tính mạng người bệnh, họ không dùng một cách tùy tiện những bài thuốc dân gian (bao gồm cả thuốc nam, thuốc bắc, thuốc thảo dược theo công thức của người dân tộc...), những bài thuốc đặc trị chưa được kiểm chứng, và cả những phương pháp trị liệu ... cho các bệnh thông thường cho đến bệnh nan y như ung thư, nếu như họ không tìm thấy chứng cứ (tài liệu khoa học, các bài báo khoa học đáng tin cậy…) cho thấy việc dùng đó thật sự có lợi ích cho người bệnh.

Ở đây, xin có đôi điều nói về các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian là kinh nghiệm dùng thuốc của người xưa truyền lại. Chính nhờ có các bài thuốc dân gian mà các sách thuốc cổ mới được xây dựng, nhằm đúc kết, hệ thống hóa lại. Tuy nhiên, có một nhược điểm đối với các bài thuốc dân gian là do truyền miệng, từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác, đưa đến việc “tam sao thất bổn”. Do đó, xen lẫn những bài thuốc là kinh nghiệm đưa đến hiệu quả có tác dụng trị bệnh thật sự, vẫn có những bài thuốc là kinh nghiệm đã bị thổi phồng thật ra không hiệu quả, thậm chí dựa vào mê tín, thần bí hóa. Trong ngành Dược nước ta hiện nay có đặt ra một nhiệm vụ là sưu tầm, phát hiện các bài thuốc dân gian để kiểm tra thật giả, tốt xấu, thậm chí nghiên cứu về mặt khoa học, thử nghiệm lâm sàng nhằm chọn ra các bài thuốc dân gian có giá trị, bổ sung vào vốn y học cổ truyền của nước ta. Ta cần cảnh giác với các bài thuốc dân gian lan truyền trên mạng hiện nay, được đề cao thái quá chữa được ung thư là không đáng tin cậy.

Ta cần ghi nhớ, dược phẩm luôn gắn liền với kinh doanh, không loại trừ nhiều thông tin về dược phẩm đã “bị nhiễu” chỉ vì mục đích lợi nhuận.

Đối với người dân thường nói chung, xin có lời khuyên đừng bao giờ dùng thông tin trên internet hay theo lời mách bảo để tìm cách chẩn đoán bệnh và tự chữa bệnh. Nhiều người mỗi khi lo lắng về sức khỏe của mình là cứ vào mạng để tìm bệnh, thấy trường hợp nào giống như các triệu chứng mình có là cứ y như toa thuốc trên mạng mua về sử dụng, không cần đến bác sĩ.  Việc tự vào các địa chỉ mạng để tìm thuốc thích hợp (“thích hợp” do đã được quảng cáo rất nghệ thuật nhằm nghe xuôi tai, chiều nào cũng lọt), rồi mua thuốc trên mạng hoặc đến nhà thuốc mua về tự uống, thậm chí mua theo lối rỉ tai, chuyền tay là rất nguy hiểm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 1, Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 2

PGS.TS.DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm