Gần 40% dân số trên thế giới đang bị thừa cân, béo phì. Theo các nhà nghiên cứu, béo phì có thể là vector. Nói cách khác, béo phì lan truyền cúm lâu hơn những người không bị béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc những biến chứng nặng nề của cúm thậm chí là cả tử vong. Béo phì dễ bị nhiễm cúm hơn so với người khác, mắc cúm trong một thời gian dài hơn và như vậy làm tăng nguy cơ lan tràn cúm đến người khác.
Béo phì và hội chứng rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Trong khi nguyên nhân chính xác béo phì ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vẫn chưa được làm rõ, thì có một vài nghiên cứu đã được chỉ ra. Những cá nhân béo phì nhưng chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thì vẫn có nguy cơ miễn dịch kém, do có liên quan đến
Rối loạn chuyển hóa thường đánh vào những quá trình viêm mạn tính, rối loạn các mô và ở những người béo phì thường gia tăng các bệnh mạn tính đặc biệt là các bệnh rối loạn chuyển hóa và kháng insulin. Người ta cũng nhận thấy vai trò quan trọng của hệ miễn dịch trong sự phát triển của béo phì. Nhiều nghiên cứu trong cộng đồng cũng đồng tình với quan điểm trên. Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân béo phì thường dễ bị nhiễm trùng thứ cấp hoặc gặp các biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết thương khi họ vào viện điều trị vì bất cứ bệnh cấp tính nào.
Định nghĩa béo phì là gì?
Một người được coi là béo phì khi lượng mỡ tích lũy của cơ thể quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lượng mỡ cơ thể có thể được tính theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách thông dụng nhất là đo chỉ số khối cơ thể BMI. Tuy nhiên, BMI thường bị hiểu nhầm vì không kể đến khối cơ của cơ thể. Nếu BMI ở mức 25-29.9 được coi là thừa cân và trên 30 được coi là béo phì.
Chỉ số chính xác hơn rất nhiều để định nghĩa béo phì phải là đo vòng eo – là phần nhỏ nhất của bụng dưới xương sườn và trên rốn. Với nam giới vòng eo từ 94-102cm là thừa cân và trên 102cm là béo phì. Với phụ nữ là 80-88cm là thừa cân và trên 88cm là béo phì. Số đo vòng eo cung cấp thước đo chuẩn mực và chính xác hơn để dự đoán nguy cơ tử vong do tim mạch so với BMI. Đó là lý do tại sao vòng eo lại có liên quan đến mỡ bụng. Mỡ bụng được chứng minh là có mối liên quan mạnh mẽ đến tiểu đường typ 2, tim mạch, đột quỵ và nhiều bệnh mạn tính. Mỡ bụng cũng được cho là có liên quan đến việc giải phóng protein và hormone gây viêm, phá hủy động mạch và ảnh hưởng đến chuyển hóa đường và chất béo.
Vòng eo cũng liên quan đến việc kháng insulin, tăng huyết áp, mất cân bằng lipid, bệnh tim mạch, dày thành tim, thậm chí là cả bệnh Alzheimer hàng chục năm sau đó.
Những ảnh hưởng của béo phì mà bạn không nhận thấy
Nói chung những ảnh hưởng của béo phì đôi khi không thể nhận ra bằng mắt thường. Ví dụ, một phụ nữ mang thai béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị cục máu đông, tiểu đường thai kỳ. Nếu là một người mẹ béo phì, thì sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, dọa sảy hoặc dị tật bẩm sinh. Những nguy cơ sức khỏe khác đáng chú ý liên quan đến béo phì gồm có: tiểu đường typ 2, viêm xương khớp, bệnh gout, giảm chất lượng, bệnh thận, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, sỏi mật, bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp, mất ngủ, hen, đau cơ, rối loạn sinh lý, tăng nguy cơ tử vong vì bất cứ lý do nào, mắc ung thư, một số bệnh khi mang thai và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: BMI và tình trạng thiếu cân ở người trưởng thành
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?