Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những kỹ thuật sơ cứu cơ bản cho bé cha mẹ nên biết

Cha mẹ không biết cách xử lý, sơ cứu đúng những vết thương cho trẻ khi té ngã, bị cắn, côn trùng đốt,... có thể làm vết thương nhiễm trùng và gây phức tạp trong điều trị.

Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra chấn thương là điều khó tránh khỏi. Một số chấn thương bình thường cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé nếu cha mẹ không biết cách xử lý và theo dõi.

Trẻ bị bé khác cắn

Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Các bé đều được tiêm phòng nên vết cắn không đáng lo ngại nếu không chảy máu nhiều. Tuy nhiên, khi không cầm được máu hoặc nhìn thấy 2 lớp thịt màu khác nhau. Cha mẹ bình tĩnh xử lý tình huống như sau:

- Tách hai bé ra xa, đừng la mắng bé cắn. Bế bé bị cắn ra chỗ khác và dỗ nín. Khi bé bình tĩnh, thực hiện các bước kế tiếp. 

- Cho 3 giọt xà bông tắm của bé vào thau nhỏ để bé ngâm vết cắn 30 giây. Sau đó dùng ly múc nước sạch xối vào vết thương 5-6 lần

- Nếu vết thương sưng đỏ, mưng mủ, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, cha mẹ cần đưa đi bệnh viện để xử lý. Trong 24 tiếng, nếu vết cắn bình thường, gia đình không cần lo lắng

Nếu biết bé bị cắn bởi một bé có bệnh truyền nhiễm nào đó (như HIV), sau khi xử lý bằng xà phòng như trên nhưng ngâm vết cắn trong 1 phút, cho vết cắn dưới vòi nước chảy 20 phút. Cuối cùng, cha mẹ đưa bé đi bệnh viện trong 2 giờ sau đó để xử lý tiếp. 

Nhung ky thuat so cuu co ban cho be cha me nen biet hinh anh 1

Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên.  Ảnh: Ucan. 

Bé bị côn trùng đốt

Bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn là việc rất hay xảy. Da bé cũng rất nhạy cảm với một số chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Có bé chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ sưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chốc lở), hoặc sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra). 

Cách xử lý:

- Rửa vết thương với nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn. Lưu ý, bạn chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu.

- Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm sưng và làm bé dễ chịu. 

- Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế gãi gây lở loét vết cắn.

Nếu tình trạng gây sưng đỏ và đau cho bé, có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với một ít nước tạo dạng hồ sệt đắp lên vết cắn. 

- Tình trạng không giảm nhẹ sau vài ngày bạn nên tư vấn bác sĩ. 

- Không bôi dầu (dầu xanh, dầu gió) lên vết cắn hay vết đốt. Nếu bé bị ong đốt lên miệng, cổ hoặc đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn bác sĩ. 

- Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Đa phần các trường hợp vết cắn sẽ lành sau vài ngày. 

Bé bị té đụng đầu

Bé té hoặc bị đụng trúng đầu thường gặp với các bé dưới 4 tuổi. Hầu hết, nếu sự đụng trúng nhẹ, bé sẽ không khóc mà tiếp tục chơi. Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng của chấn thương đầu có thể trì hoãn đến vài giờ hoặc sang ngày hôm sau nên cha mẹ dễ bỏ sót, khi phát hiện thì tổn thương khó phục hồi.

Một số điều cha mẹ nên lưu ý:

- Độ cao bé ngã: Nếu bé ngã từ độ cao bằng hoặc cao hơn chiều dài của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng. 

- Tư thế ngã: Ngã nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé ngã úp người. 

- Vị trí vết thương: Vùng tổn thương phía sau ót, bên hông sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán.

Dù sau khi ngã bé không khóc nhiều hoặc vết thương không rõ ràng nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi nghiêm ngặt trong 6 giờ từ lúc bé té và ghi nhận tất cả biểu hiện. Nếu không có những biểu hiện trên trong 6 giờ đầu, bạn tiếp tục theo dõi 24 tiếng nhưng không cần quá nghiêm ngặt.

Dấu hiệu nghiêm trọng:

Nếu có một trong những dấu hiệu sau, gia đình nên cho bé vào bệnh viện, chụp hình, thăm khám để xử lý kịp thời:

- Mất ý thức (lờ đờ, ngủ li bì): Tình trạng này có thể gặp ngay khi va đập mạnh, mất ý thức kéo dài quá 2 giờ hoặc tình trạng này thường diễn ra trong 6 giờ theo dõi. Bé hay ngủ li bì khi chỉ vừa ngậm vú, bé có khuynh hướng ngủ trước khi bú đủ hoặc chỉ thích nằm không thích chơi. 

- Mất đáp ứng. Cha mẹ nên hỏi bé thường xuyên, 30 phút một lần gây chú ý cho bé. Nếu bé thường phản ứng lại thì không sao.

Nhung ky thuat so cuu co ban cho be cha me nen biet hinh anh 2

Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra các chấn thương là điều khó tránh khỏi. Ảnh: Gossipier.

 

- Nhiều hơn 2 lần ói vô thức.

- Vết thương sưng và có xuất huyết dưới da: Máu có thể chảy ra từ tai và khóe mắt. Cha mẹ cần chú ý lúc bé ngủ vào buổi tối, gọi cấp cứu ngay. 

- Bé không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Nếu bé lớn, bạn yêu cầu bé nâng chân tay lên. Nếu bé nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để cầm, nếu không nâng tay lên cầm thì đây có thể là một dấu hiệu. 

- Xuất hiện những vùng xanh đen sau tai và dưới mắt.

- Bé khóc hoặc than đau hơn 50 phút.

- Bé lớn sẽ thấy chóng mặt. Bé nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, khóc không lớn nhưng dai.

Cách xử lý khi trẻ bị va đầu:

- Ôm bé vào lòng và vỗ bé bình tĩnh. Kiểm tra mức độ ý thức của bé bằng cách nói chuyện để bé nghe giọng bạn, nhìn bé để bé nhìn bạn, chạm vuốt ve bàn tay và bàn chân bé để bé có nhận thức. 

- Nếu vết thương sưng đỏ, bạn dùng một túi đá để lên vết thương 10 phút. Trong lúc đó, bạn luôn trò chuyện với trẻ như trên để kiểm tra mức độ còn ý thức của bé.

- Nếu chảy máu, ta dùng một miếng vải sạch đặt vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra. Lúc này, gia đình cho bé vào viện để kiểm tra. 

- Nếu bé không có vết thương rõ ràng, bạn nên theo dõi bé 6 giờ nghiêm ngặt như trên, sau đó là 24 giờ. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại không ngờ của việc rung lắc trẻ em

Bác sĩ Anh Nguyễn - Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester. - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm