Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần chuẩn bị những gì để bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà?

Bạn vừa sinh con và lo lắng không biết làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hiểm có thể có trong nhà? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị thêm các thông tin về cách đảm bảo an toàn cho trẻ nhé.

Luôn chuẩn bị từ sớm

Việc chuẩn bị các biện pháp bảo vệ trẻ từ khi trẻ còn ở độ tuổi sơ sinh nghe có vẻ hơi kỳ lạ khi trẻ thậm chí còn chưa biết lật, nhưng bạn có thể sẽ bất ngờ khi một ngày trẻ có thể nhanh chóng đi lại và làm quen với mọi thứ trong nhà như thế nào. Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu chuẩn bị. Hãy dành thời gian để bảo vệ trẻ từ lúc trẻ còn chưa quen thuộc với mọi thứ trong nhà.

Cố định các đồ vật nặng trong nhà

Đã đến lúc cố định TV và đồ đạc khác của gia đình. Bạn có thể sử dụng dây đai để giữ TV, giá sách, tủ đựng quần áo và các đồ đạc nặng khác ở bất kỳ phòng nào mà trẻ có thể ở ngoài tầm quan sát của bạn. Không đặt TV trên tủ đựng đồ vì các ngăn kéo tủ có thể được trẻ sử dụng để leo trèo. Bạn cũng có thể đặt các tấm bịt góc các cạnh sắc của đồ vật trong nhà để đảm bảo an toàn.

Cẩn thận với bồn cầu

Bạn có thể không coi nhà vệ sinh của mình là một mối nguy hiểm, nhưng nước ở trong và trên nắp bồn cầu có thể là mối nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, hãy ngăn ngừa mọi vấn đề có thể xảy ra bằng cách luôn nhớ đậy nắp bồn cầu và cố định nắp bằng các loại khóa hoặc van chuyên dụng.

Dọn dẹp dây điện

Sử dụng giá đỡ dây để cố định dây điện vào tường. Bằng cách đó, trẻ sẽ không thể giật mạnh một búi dây máy tính và các hệ thống dây điện khác được. Điều đó có thể giữ trẻ an toàn khỏi các mối nguy hiểm về điện hoặc thiết bị nặng có thể bị rơi dù chỉ với lực kéo nhỏ.

Chuẩn bị cho trẻ một giấc ngủ an toàn

Hãy chắc chắn rằng nôi/cũi của trẻ có các thanh vịn cố định. Hoặc nếu bạn phải sử dụng nôi cũ hoặc những loại nôi có thể mở được thanh vịn, hãy đảm bảo những thanh vịn này vẫn hoạt động tốt hoặc lưu ý mua thêm bộ cố định cho cũi. Hãy kiểm tra độ rộng giữa những thanh chắn để đảm bảo trẻ không thể chui đầu qua giữa các thanh này.

Bố trí tủ thuốc ở nơi an toàn

Hãy bảo quản tất cả các loại thuốc trong tủ cao, có khóa. Không bao giờ lấy thuốc ra khỏi hộp trừ khi bạn thật sự cần dùng chúng. Cố gắng không uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ có thể muốn bắt chước bạn. Bạn cũng không nên gọi thuốc là "kẹo", trẻ sẽ nghĩ đó là kẹo thật và muốn tìm cách nếm thử.

Nguy hiểm từ dây kéo rèm

Hãy buộc tất cả các dây rèm cao và xa tầm với của trẻ. Bạn cũng không nên đặt cũi, nôi hoặc giường của trẻ gần rèm hoặc màn cửa sổ. Dây kéo rèm có thể là mối nguy hiểm từ việc gây chấn thương đến gây ngạt cho trẻ.

Che kín ổ điện

Hãy che kín tất cả các lỗ cắm trên tất cả các ổ cắm điện để trẻ không bị điện giật. Một số nắp đậy ổ cắm loại nhỏ có thể gây nguy cơ nghẹt thở nếu trẻ có thể cạy chúng ra khỏi tường. Tìm các tấm che "chống trẻ em" mà cần dùng hai tay để tháo hoặc các tấm che có thể vặn khít được vào. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng những đồ vật lớn và nặng để che đi những ổ cắm này.

Chuẩn bị an toàn khi thay đồ cho trẻ

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về tốc độ trẻ học cách lật mình và bàn hoặc giường nơi thay đồ cho trẻ lại trở thành một mối nguy hiểm khi có thể lật mình và ngã. Hãy đảm bảo nơi thay đồ của trẻ luôn có dây đai an toàn hoặc các vật dụng đảm bảo an toàn khác trước khi thay tã hay quần áo cho trẻ. Để tránh trường hợp để trẻ lại một mình, hãy chuẩn bị sẵn tất cả những thứ bạn cần như tã, khăn lau, kem bôi da cho trẻ, bấm móng tay và một vài món đồ chơi nhỏ trước khi bạn bắt đầu thay đồ cho trẻ.

Khóa mọi loại tủ

Bảo vệ trẻ trước sự tò mò khỏi chất tẩy rửa gia dụng và các hóa chất khác bằng cách cất giữ những vật dụng đó ở xa tầm với của trẻ hoặc trong tủ có khóa hoặc cài chốt an toàn khi bạn đóng cửa tủ. Làm tương tự đối với bất kỳ tủ thấp nào có chứa các vật dụng nguy hiểm. Để an toàn hơn, hãy cất các vật dụng nguy hiểm lên cao và xa tầm với của trẻ.

An toàn trên xe hơi

Giữ trẻ an toàn trong xe hơi bằng cách đặt trẻ trên ghế ô tô quay mặt về phía sau cho đến khi trẻ lên 2 tuổi. Tránh sử dụng ghế ô tô đã qua sử dụng hoặc có vẻ bị hư hỏng hoặc thiếu các bộ phận.

An toàn khi tắm cho trẻ

Việc ngâm mình trong bồn tắm trở nên thú vị nhưng an toàn cho trẻ. Kiểm tra nhiệt độ nước sao cho không quá 48 độ C để tránh gây bỏng cho trẻ. Lắp các dải chống trượt ở đáy bồn tắm và một nắp mềm trên vòi để bảo vệ đầu trẻ. Quan trọng nhất, đừng bao giờ để trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi một mình trong bồn tắm, dù chỉ trong giây lát.

Hạn chế chuyển động của trẻ

Nếu có một số phòng mà bạn không muốn cho trẻ vào, hãy sử dụng rào thanh hoặc tấm chặn cửa để ngăn trẻ đi vào phòng. Ngoài ra, hãy lắp các tầm hoặc thanh chặn ở đầu và cuối cầu thang để ngăn trẻ di chuyển vào khu vực nguy hiểm này. Không sử dụng tấm chặn cửa kiểu xếp có thể thể gấp gọn vì có thể khiến đầu trẻ bị kẹt. Bạn nên tìm những loại tấm chắn vừa có thể gắn chặt vào tường nhưng vẫn vừa không làm các ngón tay của trẻ bị kẹt.

Giữ trẻ cách xa cửa sổ

Đặt nôi và đồ đạc khác của trẻ cách xa cửa sổ. Lưới bảo vệ cửa sổ thông thường thường chỉ nhằm mục đích ngăn côn trùng chứ không bảo vệ được trẻ em. Thay vào đó, hãy lắp đặt các tấm chắn, lưới hoặc khung bảo vệ trẻ em.

Đảm bảo an toàn khu vực hồ bơi, ao, hồ

Các hồ bơi, ao, hồ và vũng nước đọng quanh nhà nên được bao quanh hoàn toàn bằng hàng rào cao khoảng 1,2m, tốt nhất là nên có thêm cổng lắp khóa. Đừng để đồ chơi trôi nổi trong những khu vực này và đừng bao giờ rời mắt khỏi trẻ khi trẻ ở gần khu vực này dù cho bạn đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

Đồ chơi an toàn

Đồ chơi của trẻ cần được đảm bảo an toàn. Đồ chơi của trẻ phải lớn hơn miệng trẻ khá nhiều để tránh bị nghẹn. Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận gắn vào đồ chơi - như mắt búp bê hoặc nơ gấu bông - đã được buộc chặt và không thể bị xé ra. Tháo các thiết bị di động gắn vào cũi ngay khi trẻ có thể tự đẩy bằng tay và đầu gối.

Rút phích cắm thiết bị

Bạn có thể liên tục cắm các thiết bị như máy nướng bánh mì, máy pha cà phê hoặc máy hủy giấy để thuận tiện cho việc sử. Nhưng một số thiết bị có thể gây hại cho trẻ nếu bật chúng lên, kéo chúng xuống hoặc vướng vào dây điện. Hãy rút phích cắm khi bạn không sử dụng cất chúng xa tầm với của trẻ.

Thiết bị báo cháy

Thiết bị báo cháy rất cần thiết cho sự an toàn của gia đình bạn. Lắp đặt thiết bị báo cháy bên ngoài mỗi phòng ngủ hoặc khu vực ngủ và đảm bảo có ít nhất một thiết bị báo cháy ở mỗi tầng. Không nên đặt thiết bị báo cháy gần nhà bếp hoặc phòng tắm vì những khu vực này có thể kích hoạt báo động giả.

Chọn một hộp đựng đồ chơi an toàn hơn

Hãy chọn hộp đựng đồ chơi có thiết kế an toàn. Tránh các thùng có nắp bản lề bị sập xuống, thay vào đó bạn có thể chọn loại nắp đậy, có thể tháo rời hoặc một nắp có thể trượt. Nếu đỉnh hộp đồ chơi của trẻ có bản lề, hãy đảm bảo rằng nó có một giá đỡ nắp có thể đẩy nắp mở ra. Chọn hộp đồ chơi có lỗ thông gió hoặc khoảng trống bên dưới nắp để đề phòng trẻ trèo vào.

Nhìn từ tầm mắt của trẻ

Cách tốt nhất để bảo vệ cho trẻ là nhìn mọi thứ theo cách trẻ làm. Bạn có thể ngồi xuống hoặc bò xung quanh phòng và nhìn thử xem thứ gì vừa đúng tầm mắt trẻ và trong tầm với của trẻ? Trẻ em có thể tò mò về bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy, như dây máy tính và đồ thủy tinh trên kệ thấp. Bạn có thể không nhận thấy các vật dụng dễ vỡ hoặc nguy hiểm khi bạn ở trên cao, nhưng trẻ thì lại thấy và nó có thể trở thành một mối nguy khi trẻ cố gắng với tới chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ em nên mặc gì khi đi ngủ?

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm