Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bao nhiêu tuổi được coi là dậy thì sớm?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi dậy thì dường như đang đến sớm hơn đối với cả trẻ trai và trẻ gái. Trung bình, các bé gái thường sẽ bắt đầu tuổi dậy thì quanh khoảng 11 tuổi và các bé trai thường sẽ bước vào tuổi dậy thì quanh khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, thông thường, trẻ vẫn được coi là bình thường nếu bước vào tuổi dậy thì trong khoảng từ 8-14 tuổi.

Nếu tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn, sẽ được coi là trẻ bị dậy thì sớm, tức là nếu bé gái dậy thì trước 8 tuổi và bé trai dậy thì trước 9 tuổi. Dậy thì sớm là một trường hợp hiếm gặp nhưng sẽ cần phải được điều trị.

Tuổi dậy thì đang diễn ra sớm hơn?

Tiêu chuẩn về tuổi dậy thì đang hạ thấp dần đối với cả trẻ trai và trẻ gái. Nghiên cứu năm 2020 phân tích 30 nghiên cứu về sự phát triển mô vú ở trẻ gái và sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở trẻ gái được coi là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn của tuổi dậy thì và đây không phải là một chỉ số tốt để đánh giá sự bắt đầu của tuổi dậy thì. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng dựa trên trí nhớ của người trưởng thành về giai đoạn dậy thì của họ, do vậy kết quả có thể kém chính xác. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển vú là chỉ số quan trọng nhất để báo hiệu tuổi dậy thì. Đây cũng là chỉ số được sử dụng trong lâm sàng để phân biệt giữa trẻ gái tiền dậy thì và chưa dậy thì. Đánh giá mức độ phát triển của vú cũng được sử dụng để phân biệt giữa tình trạng dậy thì sớm và dậy thì bình thường.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, độ tuổi phát triển chồi vú đang có xu hướng giảm dần với tốc độ giảm 3 tháng cho mỗi 10 năm trong giai đoạn từ 1977 đến 2013, gợi ý rằng tuổi dậy thì đang có xu hướng diễn ra sớm hơn so với những năm 1970.

Tác giả nghiên cứu này gợi ý rằng, các nguyên nhân dẫn đến việc tuổi dậy thì có thể đang diễn ra sớm hơn bao gồm:

  • Do tác động của môi trường
  • Do đại dịch thừa cân béo phì
  • Do tiếp xúc với các hóa chất làm rối loạn nội tiết.

Nghiên cứu năm 2019 xem xét chiều cao và sự phát triển của hơn 4000 trẻ trai tại Thụy Điểm từ 1947 đến 1996, sử dụng đỉnh tăng trưởng chiều cao (là khi chiều cao tăng vượt trội ở trẻ) là dấu hiệu cho tuổi dậy thì. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, những trẻ trai sinh muộn hơn sau này sẽ có tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn. Cứ 10 năm trôi qua, trẻ trai sẽ trải qua đỉnh tăng trưởng sớm hơn 1.5 tháng, cũng tức là tuổi dậy thì sớm hơn 1.5 tháng cho mỗi 10 năm.

Khi nào là quá sớm để dậy thì?

Dậy thì sớm là một tình trạng xảy ra khi trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn tiêu chuẩn thông thường (trẻ gái dậy thì trước 8 tuổi và trẻ trai dậy thì trước 9 tuổi). Trẻ bị dậy thì sớm phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Xương của trẻ sẽ trưởng thành sớm hơn so với bạn bè cùng tuổi và khi tuổi dậy thì kết thúc, xương của trẻ cũng sẽ ngừng phát triển. Trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, trẻ bị dậy thì sớm thường phát triển rất nhanh và cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng sau đó trẻ sẽ ngừng phát triển sớm và sẽ không đạt được chiều cao toàn diện khi trưởng thành. Trẻ dậy thì sớm cũng sẽ phải trai quả nhiều vấn đề về cảm xúc và xã hội. Trẻ gái phát triển vú sớm và có kinh sớm hơn bạn bè có thể sẽ cảm thấy xấu hổ và bị bạn bè trêu chọc. Trẻ cũng có thể dễ bị kích động và nhạy cảm hơn. Trẻ tra dậy thì sớm có thể sẽ dễ nổi nóng. Trẻ cũng có thể sẽ có ham muốn tình dục sớm hơn bạn bè. Việc trẻ phải đối mặt với các vấn đề về tinh thần khi có các đáp ứng tình dục có thể sẽ là một khó khăn, thậm chí là mối lo ngại khi nhiều người cho rằng, hành vi đó là không phù hợp ở lứa tuổi của trẻ.

Điều trị dậy thì sớm trung ương không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng sẽ luôn sẵn có khi trẻ bị dậy thì ở lứa tuổi quá sớm. Điều trị sẽ giúp giảm nồng độ hormone giới tính để làm chậm thậm chí là ngừng dậy thì. Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dậy thì sớm.

Nguyên nhân dậy thì sớm

Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây dậy thì sớm chưa được biết rõ.

Dậy thì sớm có thể khởi phát tại một vùng trong não bộ gọi là vùng dưới đồi. Vùng này sẽ gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng hormone kích thích buồng trứng hoặc tinh hoàn sản xuất ra hormone giới tính. Ở trẻ dậy thì sớm, não bộ sẽ gửi tín hiệu này đi sớm hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong số những nguyên nhân đã dược biết đến là đột biến ở gen MKRN3. Gen này đóng một vài trò quan trọng trong việc xác định khi nào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu. Gen này ó thể di truyền trong gia đình, có khoảng 5% số trẻ trai bị dậy thì sớm do di truyền.

Các yếu tố liên quan đến não bộ cũng có thể gây dậy thì sớm. Bao gồm:

  • Chấn thương đến vùng não
  • Nhiễm trùng
  • Điều trị ung thư hoặc các phương pháp xạ trị khác
  • Khối u não
  • Các sự phát triển bất thường ở não bộ

Bước vào tuổi dậy thì quá sớm cũng có thể dẫn đến các vấn đề về buồng trứng và tuyến giáp ở trẻ gái. Ở trẻ gái, 90-95% số trường hợp dậy thì sớm không tìm được nguyên nhân. Ở trẻ trai, nguyên nhân thường dễ nhận biết hơn.

Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ nữ bao gồm:

  • Có kinh trước 10 tuổi
  • Phát triển ngực trước 8 tuổi
  • Tốc độ phát triển nhanh trước 8 tuổi.

Ở trẻ tai, các dấu hiệu dậy thì sớm bao gồm:

  • Tốc độ phát triển nhanh trước 9 tuổi
  • Dương vật hoặc tinh hoàn phát triển trước 9 tuổi

Ở cả trẻ trai và trẻ gái, có một số thay đổi có thể liên quan đến dậy thì sớm nhưng cũng có thể là dấu hiệu phát triển bình thường, bao gồm:

  • Có mùi cơ thể
  • Mọc lông vùng kín, lông nách, lông mặt
  • Giọng nói trầm hơn
  • Mọc mụn trứng cá

Trẻ gái bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị dậy thì sớm cao hơn so với những trẻ khác

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tuổi dậy thì: Cách phát hiện dậy thì sớm và phương pháp điều trị

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm