Nhiều cha mẹ lo lắng về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ tuy nhiên lại không có nhiều thông tin, kiến thức về việc này. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ, cần trang bị đầy đủ kiến thức cho mình và cho con để giúp con sẵn sàng bước sang giai đoạn mới.
Theo các chuyên gia, tuổi dậy thì là khi cơ thể thay đổi từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành, bao gồm sự tăng trưởng nhanh của xương và cơ bắp, những thay đổi về hình dạng cơ thể và kích thước, phát triển khả năng của cơ thể để sinh sản.
Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 - 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 - 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Tốt nhất khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dậy thì sớm ở bé trai và bé gái có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Dấu hiệu đầu tiên là ngực phát triển. Ngực nhú lên thành những cục nhỏ dưới núm vú, thời điểm này trẻ thường bắt đầu cao nhanh. Sau khoảng 6 tháng lông mu xuất hiện (mặc dù ở một số trẻ, mọc lông mu lại là biểu hiện đầu tiên của dậy thì), rồi đến lông nách.
Trong vài năm tiếp theo, ngực tiếp tục lớn lên, lông mu và cơ quan sinh dục ngoài tăng trưởng dần dần, dẫn tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thay đổi này thường xuất hiện vào 12,5 - 13 tuổi, khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.
Toàn bộ quá trình dậy thì hoàn tất sau 3 - 4 năm. Thời gian dậy thì các bé gái thường cao trung bình 7 - 8cm/năm và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh nguyệt.
Dấu hiệu dậy thì ở bé trai
Dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng kích thước tinh hoàn; vài tháng sau, lông mu, lông nách, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển; nam đạt tốc độ tăng chiều cao tối đa chậm hơn nữ 2 - 3 năm.
Hiện tượng này thường bắt đầu bằng bàn tay và bàn chân to ra, rồi đến cánh tay và cẳng chân, thân và ngực phát triển.
Những thay đổi khác bao gồm giọng trầm hơn, cơ bắp to lên, có khả năng cương cứng và xuất tinh...
Ở một số em trai, ngực có thể phát triển. Những thay đổi trên vẫn tiếp tục, quá trình dậy thì hoàn thành sau 3 - 4 năm với lông mu, tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như ở người lớn.
Những khó khăn trẻ dậy thì sớm sẽ phải đối mặt
- Tâm lý thiếu tự tin
Trẻ dậy thì sớm dễ bị ngại ngùng, trẻ tự ti, thiếu tự tin so với các bạn cùng trang lứa. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, khả năng hòa đồng, học tập và vui chơi cùng các bạn trong lớp…
- Dễ quan hệ tình dục sớm
Dậy thì sớm sẽ dẫn đến chuyện yêu sớm, từ đó dẫn đến xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành. Điều này dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng sợ, nhất là với các bé gái chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, phải trải qua nạo phá thai… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của bé không chỉ trong ngày một ngày hai.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Bé gái bị dậy thì sớm do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.
- Ảnh hưởng đến chất lượng học tập
Đây là điều chắc chắn, nếu trẻ mải mê chuyện hẹn hò, yêu đương, không chú tâm học hành chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, hạn chế sử dụng đồ ăn đã qua chế biến sẵn và đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, những thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
Giúp trẻ tăng cường vận động: Trẻ vận động nhiều sẽ giúp tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... nhờ đó sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dậy thì sớm ở trẻ em.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.