Theo lý luận của Đông y người bệnh COVID-19 không nên xông hơi toàn thân.
Hiện nay rất nhiều người bệnh COVID-19 xông hơi toàn thân, bôi dầu cao xoa với hy vọng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, theo lý luận của Đông y thì việc làm này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Dù triệu chứng ban đầu của bệnh COVID-19 giống cảm lạnh, nhưng không có nghĩa được dùng bài thuốc, phương pháp chữa cảm lạnh để chữa COVID-19. Virus SARS- CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng vào phổi (Phế kinh), không qua da và lỗ chân lông (bì phu, tấu lý) nên dù có xông hơi hay bôi dầu cao xoa cũng không diệt hết virus.
Do quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR. Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác. Chỉ nên test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0, khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức cơ thể…
Ngày nào cũng tự test COVID-19: Không cần thiết và lãng phí.
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Sau khi đã test nhanh âm tính bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm.
Nhiều người thắc mắc khi sau một thời gian chữa COVID-19 và đã có két quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SP02 đủ 10 ngày.
Do tâm lý quá lo lắng vì COVID-19, nhiều F0 khi điều trị tại nhà đã tự tìm hiểu và tự dùng thuốc, trong đó có corticoid (như medrol). Chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison…), bản chất thuộc nhóm hormon, với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sỹ kê.
Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt nhưng không nên dùng quá nhiều một lúc. Hơn nữa không có loại "thần dược" nào có thể giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Việc tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống được sự xâm nhập của virus là một quá trình lâu dài và cần kết hợp các yếu tố khác như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý…
Uống quá nhiều nước gừng, xả nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không những xông, nhiều người còn đun nước hỗn hợp chanh, gừng, sả để uống. Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả, gừng để nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt.
Sai lầm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạc họng, miệng. Nước muối mặn sẽ hút nước tế bào niêm mạc, làm teo và chết tế bào niêm mạc. Cả hai điều này gộp lại, khiến chúng ta bị đau rát họng và khó chịu. Khi lớp màng này tổn hại, hàng rào miễn dịch bảo vệ đầu tiên của cơ thể bị tổn thương. Khi ấy vi khuẩn, virus sẽ càng tấn công người bệnh.
Tham khảo thông tin tại bài viết: VIAM tư vấn dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?